Năm học 2019-2020, học sinh lớp 1 có SGK mới

Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, bắt đầu từ năm học 2019-2020, học sinh lớp 1 sẽ bắt đầu học bộ SGK mới. Các năm tiếp theo sẽ lần lượt đến lớp 6 và lớp 10.
nam hoc 2019 2020 hoc sinh lop 1 co sgk moi Áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới từ năm học 2019
nam hoc 2019 2020 hoc sinh lop 1 co sgk moi TP.HCM sẽ thêm thời lượng thực hành vào bộ sách giáo khoa riêng
nam hoc 2019 2020 hoc sinh lop 1 co sgk moi Nhóm tác giả đầu tiên công bố công trình bộ sách giáo khoa bậc THCS
nam hoc 2019 2020 hoc sinh lop 1 co sgk moi
Năm học 2019-2020 học sinh lớp 1 sẽ được học SGK của chương trình GDPT mới. Ảnh: Như Ý.

Theo kết luận của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ về việc triển khai xây dựng và chuẩn bị các điều kiện để áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (CT, SGK) mới, dự thảo chương trình các môn học sẽ được đưa ra lấy ý kiến dư luận trước ngày 12/1.

Theo chỉ đạo, Vụ Giáo dục Trung học, Vụ Giáo dục Tiểu học chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện CT, SGK mới tuần tự theo từng cấp học, từ năm 2019-2020 đối với lớp đầu cấp của tiểu học, từ năm học 2020 – 2021 đối với lớp đầu cấp của THCS và từ năm học 2021-2022 đối với lớp đầu cấp của THPT. Như vậy, dù Quốc hội cho phép được lùi thực hiện CT, SGK mới tối đa hai năm nhưng Bộ GD&ĐT đã chọn chỉ lùi 1 năm.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng yêu cầu Ban quản lý dự án Hỗ trợ đổi mới GDPT phối hợp với các đơn vị liên quan căn cứ chương trình GDPT tổng thể, xây dựng kế hoạch biên soạn một bộ SGK đủ các môn học ở các lớp học (do Bộ GD&ĐT chỉ đạo tổ chức) đúng lộ trình triển khai thực hiện CT, SGK mới theo quy định của Quốc hội trình Bộ trưởng phê duyệt, ban hành kế hoạch trước ngày 31/1/2018.

Tuy nhiên, trước đó Sở GD&ĐT TPHCM cũng dự định năm 2019 sẽ có bộ SGK riêng để triển khai chương trình GDPT mới. Nếu bộ SGK của TPHCM được Hội đồng thẩm định quốc gia phê duyệt, thì năm 2019 không chỉ có riêng bộ SGK của Bộ GD&ĐT mà rất có thể sẽ có thêm bộ SGK của TPHCM song hành.

Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Phê, Giám đốc Sở GD&ĐT Hưng Yên cho biết, giáo viên, cán bộ quản lý của tỉnh đã chuẩn bị tâm thế để thực hiện CT SGK mới. Chính vì vậy, mọi điều kiện từ cơ sở vật chất đến đội ngũ giáo viên đã được tỉnh chuẩn bị kỹ lưỡng.

“Hưng Yên cũng đang dồn lực và cố gắng để học sinh có thể học được 2 buổi/ngày theo đúng tinh thần của đổi mới GDPT” - ông Nguyễn Văn Phê khẳng định. Cũng theo ông Phê, đối với việc lựa chọn bộ SGK nào để dạy, trước hết Sở sẽ tiến hành tuyên truyền để dư luận cũng như giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh, học sinh hiểu được chủ trương của lần đổi mới này. Sau đó sẽ lấy ý kiến rồi quyết định sẽ dạy theo bộ SGK nào.

Chuyển sang đào tạo theo nhu cầu sử dụng giáo viên

Cũng tại bản kết luận, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giao cho Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông, chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm.

Một điểm mới về tập huấn giáo viên các môn học trong CT, SGK mới lần này, đó là Bộ GD&ĐT tổ chức theo hình thức tập trung tại trung ương, hoàn thành công việc này trước thời điểm triển khai CT, SGK mới 6 tháng để địa phương có thời gian tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đại trà cho giáo viên.

Đồng thời, tiếp tục rà soát, xác định nhu cầu giáo viên theo lộ trình thực hiện CT, SGK mới và có biện pháp giải quyết số giáo viên thừa, thiếu từng cấp học, môn học trước ngày 30/6/2018.

Về quy hoạch các trường sư phạm, sẽ có một số trường trọng điểm và một số trường vệ tinh. “Chuyển căn bản từ đào tạo theo khả năng của trường sư phạm sang đào tạo theo nhu cầu sử dụng giáo viên phổ thông” – người đứng đầu ngành giáo dục kết luận.

Một vấn đề nữa, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, đó là chuyển dần khái niệm thi sang kiểm tra đánh giá kiến thức phổ thông cơ bản của học sinh, giảm bớt các kỳ thi không thiết thực.

Trung tâm khảo thí quốc gia của Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các Sở GD&ĐT xây dựng ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa; đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá, sử dụng sổ điểm điện tử. Tập trung xây dựng ngân hàng câu hỏi, chuẩn hóa đánh giá, áp dụng thi THPT quốc gia, tiến tới tổ chức kiểm tra, đánh giá trên máy tính.

Sẽ chuyển dần khái niệm thi sang khái niệm kiểm tra đánh giá kiến thức phổ thông cơ bản của học sinh, giảm bớt các kỳ thi không thiết thực. Trung tâm khảo thí quốc gia của Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các Sở GD&ĐT xây dựng ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá, sử dụng sổ điểm điện tử. Tập trung xây dựng ngân hàng câu hỏi, chuẩn hóa đánh giá, áp dụng thi THPT quốc gia, tiến tới tổ chức kiểm tra, đánh giá trên máy tính.

nam hoc 2019 2020 hoc sinh lop 1 co sgk moi Áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới từ năm học 2019

Mặc dù Quốc hội cho phép lùi thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới tối đa 2 năm, Bộ GD&ĐT vẫn quyết tâm chỉ ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.