Đương nhiên, thời tiết có thể rang được tôm trên yên xe máy là điều không gì dễ chịu với bất cứ ai, đặc biệt đối với những người dân lao động trực tiếp dưới cái nắng nóng gay gắt.
Tuy vậy, với một số người, cái nắng chói chang lại là “điều tốt” bởi nhờ nắng, nhờ nóng mà công việc, sinh hoạt của họ có đôi phần thuận lợi hơn.
Có thể lấy ví dụ, báo Người Lao Động đã phản ánh, vào những ngày cuối tháng 5/2017, nhiều nông dân trồng lúa ở ĐBSCL phải “khóc ròng” bởi những cơn mưa dầm đầu mùa liên tục xuất hiện khiến lượng thu hoạch tổn thất khá cao, lúa mới gieo sạ bị ngập úng.
Những cơn mưa bất chợt luôn là nỗi "khiếp sợ" của nhiều nông dân trong vụ thu hoạch. |
Hay như trên báo Nghệ An có thông tin, do thời tiết tháng 9/2017 ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An khá thất thường nên bà con liên tục phải để mắt đến những bãi phơi lúa của mình mà không thể tập trung làm những công việc khác.
Bởi trời lúc mưa, lúc nắng thất thường, chỉ cần bẵng đi, cơn mưa bất chợt ập đến là bà con có thể trắng tay sau vụ mùa.
Chị Nguyễn Thị Minh (xã Quỳnh Hậu) chia sẻ, trời hửng nắng, cả nhà huy động hết nhân lực ra phơi lúa, đảo lúa liên tục.
Đến khi thấy có dấu hiệu mưa, cả nhà lại lục tục ra thu gom, gần như cả ngày cả gia đình chị không làm được việc gì chỉ vì thời tiết “không chịu” nắng liên tục.
Có lẽ, với những người nông dân đang vào vụ mùa thu hoạch, phơi sấy thì những cơn mưa lại trở thành "thảm họa" còn những tia nắng chói chang, liên tục trong vài ngày lại là những "điều tốt".
Người nông dân vào vụ thu hoạch, phơi sấy “yêu nắng” thế nào thì có lẽ những diêm dân cũng “yêu nắng” như thế.
Vào tháng 10/2017, muối được sản xuất ở Diễn Châu Nghệ An mặn, không chỉ bởi tính chất của nó mà còn bởi nó "ngấm nước mắt diêm dân"…
Gương mặt thẫn thờ của 1 diêm dân khi hàng tấn muối bị nước mưa cuốn trôi. (Ảnh: Lao động) |
Trận mưa to vào đêm 9/10/2017 đã cuốn đi hàng hàng trăm tấn muối ở địa phương, đồng nghĩa với việc cuốn gần hết công sức cả vụ mùa của những con người hàng ngày "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời".
Chia sẻ trên báo Tuổi trẻ, Anh Hồ Văn Hùng, xóm Kim Liên, xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu cho biết:
“Bao nhiêu công sức suốt cả một mùa hè cố gắng làm muối, nay đổ ra sông ra biển hết. Muối mất mùa nên mới còn lại trong kho, xót xa quá đành ra vớt muối giữa biển nước”.
Trước đó, vào năm 2015, diêm dân ở Bạc Liêu cũng gặp hoàn cảnh tương tự khi người dân “không kịp trở tay” trước cơn mưa trái mùa ập đến.
Trải lòng với PV báo Dân Trí, một diêm dân ở huyện Đông Hải, Bạc Liêu xót xa: "Làm muối thì phần nhờ vào thời tiết nắng, chỉ cần một cơn mưa lớn chừng vài chục phút thì coi như bỏ sông bỏ bể hết, khổ lắm chứ".
Đành rằng thời tiết nắng nóng, ai nấy cũng đều cảm thấy mệt mỏi. Nhưng với nhiều người, sự đánh đổi đó luôn cho ra những trái ngọt.
Đơn cử như nhiều ngư dân ở Quảng Nam, cứ tiết trời nắng nóng, giá hải sản khô của họ lại đắt hàng, đặc biệt là sản phẩm cá hố khô.
Tâm sự trên báo Quảng Nam, bà Nguyễn Thị Ba (trú thôn Tỉnh Thủy) cho biết để làm được một con cá khô đảm bảo chất lượng thì người làm nghề phơi cá khô phải biết chọn lựa những con cá hố tươi, sau đó đem về sơ chế rồi mới đem phơi.
Đồng thời, bà Ba cũng cho biết thêm, chất lượng cũng như giá cả của cá hố khô phần lớn phụ thuộc vào mức độ nắng.
Chất lượng của hải sản khô chủ yếu phụ thuộc vào mức độ nắng. (Ảnh: Thach Han) |
“Phơi đủ nắng cá mới ngon và giữ được lâu. Cá khô rất khó giữ. Chỉ giữ được tầm hơn 2 tháng thôi nên công đoạn phơi phải đảm bảo” - bà Ba cho biết thêm.
Đồng quan điểm với bà Ba, Ông Nguyễn Văn Thân (trú thôn Tỉnh Thủy, xã Tam Thanh) khẳng định: “Mùa này nắng nóng, cá khô lại có giá cao gấp đôi, gấp ba nên nhà nào cũng tận dụng khoảng trống trong vườn để phơi cá khô cả”.
Nắng không chỉ đem niềm vui cho những người nông dân, ngư dân, diêm dân mà nó còn mang đến nhiều lợi ích cho những người dân tộc miền cao, với những bản làng mà đường dây điện cao áp chưa thể dẫn tới.
Nụ cười của người dân vùng sâu vùng xa khi ánh điện về bản. (Ảnh: Dân trí) |
Như báo Dân trí đã đưa, tại bản Chà Cáp thuộc xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, hệ thống năng lượng mặt trời đã được vận hành và đi vào hoạt động vào đầu năm 2018, đưa điện về với từng hộ dân.
Nhờ có hệ thống điện năng lượng mặt trời, nhờ có cái nắng mà khi đêm xuống, người dân tại bản Chà Cáp không còn phải chong đèn ắc-quy hay nhóm bếp lấy ánh sáng nữa, mà đã có thể quây quần dưới ánh đèn điện cùng xem tivi, mở mang thêm kiến thức xã hội.
Cũng nhờ có điện, có ánh nắng mà tình trạng trai bản lang thang uống rượu hết nhà này đến nhà khác tại bản Chà Cáp cũng đã giảm hẳn, thay vào đó là tập trung xem tivi, nói chuyện rôm rả, bàn chuyện làm kinh tế đến tận khuya.
Tin mới nhất về đợt nắng nóng: Nhiệt độ đã vượt ngưỡng 40 độ
Ngày 3/7 nắng nóng tiếp tục xảy ra trên diện rộng ở Bắc Bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ C, có ... |
Tin nóng trong ngày 2/7: Có thể rang tôm trên yên xe máy nhưng vẫn 'chưa phải nắng nóng kỷ lục'
Thông tin về đợt nắng nóng tại miền Bắc những ngày gần đây, hình ảnh hoàn tất cưỡng chế mương Phan Kế Bình (Hà Nội) ... |
Lối sống 07:42 | 26/04/2019
Lối sống 08:36 | 17/04/2019
Lối sống 12:09 | 16/04/2019
Thời sự 03:00 | 07/07/2018
Thời sự 01:00 | 06/07/2018
Thời sự 23:00 | 05/07/2018
Thời sự 02:30 | 05/07/2018
Thời sự 01:32 | 05/07/2018