Nên làm gì khi con bị chảy máu cam?

Thông thường chảy máu cam ở trẻ nhỏ không nguy hiểm. Tuy nhiên nếu kéo dài thì bố mẹ cần lưu ý. Sau đây là một số mẹo trị chảy máu cam tức thì, bố mẹ nên biết.

Chảy máu cam là hiện tượng xuất huyết ở mũi. Bệnh này khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Khi thời tiết chuyển sang hanh khô, không khí bụi bặm thì bệnh này cũng hay gặp hơn.

nen lam gi khi con bi chay mau cam

- Dùng hai tay bóp mũi trẻ

Khi bị chảy máu cam nên đặt trẻ ngồi một chỗ. Cách cầm máu đơn giản mà hiệu quả nhất là dùng hai tay bóp mũi là có thể ngăn không cho máu chảy ra, thông thường thì sau 2-3 phút mà trẻ không bị chảy máu nữa thì coi như đã cầm được máu.

nen lam gi khi con bi chay mau cam

- Nghiêng đầu trẻ

Đặt đầu trẻ hơi nghiêng về phía trước để máu có thể đông ngay trong mũi, không nên để trẻ ngả đầu ra sau máu sẽ chảy xuống dạ dày và tạo hiện tượng ảo là máu không chảy ở mũi nữa.

- Dùng khăn lạnh

Mẹ dùng tay ấn hai bên cổ của trẻ, dùng khăn lạnh đắp lên trán trẻ, làm cho các mạch máu co lại, như vậy sẽ có tác dụng cầm máu.

nen lam gi khi con bi chay mau cam

- Xử lý y tế kịp thời

Nếu lượng máu chảy nhiều, dùng nhiều cách mà không cầm được máu, em bé có kèm hiện tượng nhợt nhạt, chảy mồ hôi... để trẻ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi và nhanh chóng cho trẻ đến bệnh viện. Nếu em bé bị chảy máu không rõ nguyên nhân thì có thể do mắc một số các bệnh về máu như bệnh bạch cầu, ung thư máu, giảm tiểu cầu..

chọn
Hình ảnh đường kết nối Hà Nội - Bắc Giang qua cầu Xuân Cẩm vừa thông xe
Tuyến đường kết nối từ nút giao Bắc Phú, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến cầu Xuân Cẩm ở Sóc Sơn, Hà Nội dài 4,2 km vừa thông xe kỹ thuật.