Tại Hội nghị tổng kết năm học 2016 - 2017, đại diện Sở GD&ĐT TP. HCM đề xuất xin cơ chế đặc thù cho ngành giáo dục thành phố này. Trong đó, có việc xây dựng bộ SGK riêng phù hợp với thực tiễn của thành phố, giao quyền tự chủ nhân sự và tự chủ tài chính cho các trường, thực hiện chủ trương tinh giản biên chế giáo viên… đã nhận được không ý những ý kiến xoay quanh các vấn đề trên.
Hội nghị tổng kết năm học 2016 - 2017 tại Hà Nội. Ảnh tư liệu. |
Trao đổi với chúng tôi, TS. Phạm Văn Thạo - Giảng viên Trường ĐH Ngoại Ngữ, ĐHQG Hà Nội đưa ra quan điểm, TP. HCM là thành phố năng động, Bộ GD&ĐT đưa ra những chính sách, những quy định chưa thật sự tối ưu.
TS. Phạm Văn Thạo - Giảng viên Trường ĐH Ngoại Ngữ, ĐHQG Hà Nội. Ảnh: NVCC. |
Chính vì vậy TP. HCM muốn đứng ra để có một nền giáo dục riêng, có một quy chế riêng.
Tuy nhiên, ông Thạo không đồng tình và cho rằng cả nước nên có một chương trình chung, thống nhất ở bậc giáo dục phổ về khung chương trình (quy định, quy chế)… Còn chuyện dùng tài liệu, hay SGK có thể là tùy ý mà không bắt buộc tất cả các trường phải theo một loại sách.
Riêng đối với bậc đại học có thể cho các trường tự chủ, bởi mỗi một trường, mỗi ngành có những đặc trưng riêng.
Chưa thực sự nhất trí hoàn toàn với quan điểm để TP HCM tự chủ về mọi mặt trong giáo dục, TS Vũ Thu Hương - Giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ, một trong những điểm đặc thù mà đề án này đưa ra là việc tự chủ về chương trình và sách giáo khoa.
Theo đó, TP. HCM sẽ trình Bộ GD&ĐT thẩm định bộ SGK phù hợp thực tiễn phát triển của thành phố dựa trên khung chương trình của Bộ GD&ĐT.
“Việc giao quyền tự chủ giáo dục cho các tỉnh thành chỉ nên thực hiện khi Bộ GD&ĐT đã thông qua nhiều mô hình và chương trình giáo dục khác nhau có chung mục đích và các tiêu chí xây dựng. Khi đó, việc chuyển đổi giữa các mô hình và chương trình sẽ đơn giản vì có sự tương thích với nhau”, TS. Hương cho hay.
Bên cạnh đó, nếu mỗi tỉnh thành đều xây dựng mô hình và chương trình riêng, vấn đề chuyển đổi khi học sinh theo gia đình chuyển cư sẽ gặp nhiều khó khăn.
Ví dụ như một em học sinh đang theo học ở Đà Nẵng, vì chuyện gia đình, em cần chuyển trường vào TP. HCM, thì lúc này nếu có chung chương trình và mô hình giáo dục, em đó có thể theo được lớp học tương đương tại nơi ở mới mà không phải học bổ sung những phần kiến thức còn thiếu.
TS Vũ Thu Hương - Giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ảnh: Đình Tuệ. |
TS Vũ Thu Hương cho rằng, khi đã có nhiều mô hình và chương trình có chung các tiêu chí xây dựng, việc có nhiều các đơn vị thầu xây dựng các bộ SGK khác nhau để thực hiện chương trình sẽ tạo được sự linh hoạt và khách quan trong hệ thống SGK.
SGK là phương tiện để các em tiếp thu kiến thức, các bộ sách nên có những nét đặc trưng vùng miền, tạo nên những thế mạnh riêng. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tham khảo nhiều bộ sách, các tỉnh hoàn toàn có quyền lựa chọn SGK để sử dụng nếu thấy phù hợp với học sinh tỉnh mình, giúp học sinh không gặp khó khăn nhiều khi phải học các nội dung không thực sự cần thiết với điều kiện sống của mình.
Ngoài ra, SGK hiện nay đang có vấn đề ngôn ngữ địa phương, vì chỉ có duy nhất một bộ sách, ngôn ngữ sử dụng trong đó là ngôn ngữ Hà Nội. Một số từ địa phương không được cập nhật gây lúng túng cho các học sinh vùng miền khác.
Ví dụ: Quả dứa, miền Trung gọi là quả khóm, miền Nam gọi là quả thơm. Trong SGK dạy là quả dứa… với nhiều bộ SGK khác nhau, vấn đề này sẽ được giải quyết ra sao?
“Nên lựa chọn thống nhất một mô hình và chương trình chung tổng thể. Từ đó, phát triển nhiều hệ thống SGK khác nhau và các tỉnh thành có quyền lựa chọn sách cho tỉnh mình”, TS Vũ Thu Hương nói.
Mặt khác, cơ chế quản lý giáo viên cũng nên phân theo tỉnh thành, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của từng tỉnh. Các cơ chế quản lý cũng như quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên, cơ cấu tổ chức của trường lớp nên phân theo đặc trưng vùng miền. Điều đó sẽ phù hợp hơn chế độ thống nhất cả nước như hiện nay.
Còn theo |
TP HCM xin cơ chế đặc thù, in sách giáo khoa riêng sẽ như thế nào? Việc TP HCM muốn in riêng một bộ SGK riêng của mình, nguyên Thứ trưởng Trần Xuân Nhĩ cho rằng cũng cần nhìn nhận ở ... |