Các binh sĩ Mỹ tại Ba Lan năm 2017 (Ảnh: AFP). |
Theo Sputnik, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm nay 28/5 cho biết Ba Lan có quyền chủ quyền trong việc mở một căn cứ quân sự thường trực của Mỹ trên lãnh thổ nước này, và Nga cũng sẵn sàng đáp trả bất kỳ kế hoạch mở rộng cơ sở hạ tầng nào của Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở khu vực sát sườn Nga.
“Còn phụ thuộc vào việc căn cứ đó thuộc kiểu như thế nào. Nhưng nhìn chung, chúng tôi nhận thấy sự mở rộng dần dần của cơ sở hạ tầng quân sự NATO ở gần biên giới của chúng tôi, và cách tiếp cận của cấu trúc quân sự NATO gần biên giới chúng tôi không đóng góp gì cho an ninh cũng như sự ổn định của lục địa này. Ngược lại, những hành động theo chủ nghĩa bành trướng đó chắc chắn sẽ dẫn tới những phản ứng đáp trả từ phía Nga nhằm đảm bảo sự cân bằng vốn đang bị phá vỡ”, ông Peskov nói với các phóng viên.
Tuyên bố của người phát ngôn Điện Kremlin được đưa ra ngay sau khi Bộ Quốc phòng Ba Lan công bố tài liệu cho biết nước này sẵn sàng trả 1,5-2 tỷ USD để triển khai một căn cứ quân sự thường trực của Mỹ tại Ba Lan.
Tài liệu khẳng định Mỹ và Ba Lan có thể xây dựng mối liên kết chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo an toàn, an ninh và tự do cho người dân Ba Lan trong nhiều thế hệ tới.
Theo Sputnik, việc triển khai lực lượng quân sự Mỹ ở Ba Lan sẽ phát đi một thông điệp cứng rắn đến Nga rằng Washington luôn sẵn sàng bảo vệ các đồng minh ở Đông Âu. Ba Lan hiện là một thành viên của liên minh quân sự NATO do Mỹ dẫn đầu.
NATO đã tăng cường đáng kể sự hiện diện ở khu vực Đông Âu sau cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014 khi Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ.
Moscow từng nhiều lần lên tiếng phản đối các kế hoạch tăng cường quân sự của NATO ở khu vực sát sườn Nga, cho rằng động thái này sẽ làm tổn hại tới cân bằng khu vực và dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang mới.
NATO tăng cường hiện diện ở Đại Tây Dương
Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo chính thức triển khai kế hoạch thành lập một bộ chỉ huy hải quân mới nhằm tăng cường sự ... |
NATO không 'đủ đô', EU lập liên minh quân sự riêng
23 nước EU đã tiến gần hơn tới việc thành lập một liên minh quân sự riêng bằng cách ký kết hiệp ước quốc phòng ... |