Ngân sách khó khăn mà ai cũng muốn có trụ sở riêng

 “Trước đây Chính phủ có ý tưởng xây khu tập trung cho các cơ quan TƯ có cơ quan đại diện ở phía nam nhưng không thực hiện được vì các bộ không ai muốn, ai cũng có một trụ sở riêng”, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm trao đổi tại phiên thảo luận tổ ngày 31/10.
ngan sach kho khan ma ai cung muon co tru so rieng

ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm: "Thu thu hồi tài sản không sử dụng để lãng phí là câu chuyện muôn thuở".

Góp ý về dự án Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi), đại biểu (ĐB) Lê Thanh Vân (Cà Mau) cho rằng, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công, những cái nào đã rõ, đã ổn định nên đưa thẳng vào luật, không nên để ở các văn bản dưới luật quy định nữa, như ô tô theo cấp tiêu chuẩn ổn định bao nhiêu năm nay rồi để tránh lạm dụng.

Quy định thiếu cụ thể dễ bị lạm dụng

“Trên thực tế, tiêu chuẩn chúng tôi ở Quốc hội là đi xe Altis, một ông bên Chính phủ đi Camry 2.4, dưới chúng tôi có một ông cấp Cục là thiếu tướng lại đi xe xịn hơn nữa. Cái này là không có kỷ luật dù luật chúng ta có nhưng không ghi vào để văn bản dưới luật quy định thì dễ bị lạm dụng”, ông Vân nói.

Cũng theo ông Vân, ngay cả diện tích phòng cũng vậy, cần quy định đối tượng nào thì được bao nhiêu. “Trước thời bao cấp, bố tôi có bảng kê biên tài sản, loại phích nào, bàn loại gì, cỡ nào quy định rất rõ".

Nói thật, có những phòng giám đốc công an tỉnh chưa chắc phòng cán bộ Chính phủ đã bằng, làm gì có chuyện thiếu nhất quán thế. Tại địa phương, có khi Phó Bí thư tỉnh uỷ còn không bằng phòng Phó giám đốc một sở”, ông Vân nói bất cập.

Trụ sở bỏ trống nhưng không thu hồi được

Nói về việc sử dụng trụ sở công, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cho hay báo cáo thẩm tra đề nghị áp dụng mô hình trụ sở tập trung nhưng cũng có ý kiến nên quản lý như hiện nay.

Đại biểu Tâm cho rằng, quản lý tập trung hay trụ sở tập trung là khác nhau. Hiện có một số mô hình khu hành chính tập trung, nên phải có đánh giá tác động như thế nào từ thực tế.

“Có ý kiến đề nghị giao một bộ làm đầu mối quản lý các trụ sở ở TƯ, tôi chưa hình dung quản lý thế nào, đẻ thêm bộ máy, cần làm rõ thêm”, bà Tâm nói.

Bà Tâm cũng nêu lên bất cập trong việc quản lý trụ sở hai của các bộ ngành tại các tỉnh thành. “Trước đây Chính phủ có ý tưởng xây khu tập trung cho các cơ quan TƯ có cơ quan đại diện ở phía nam nhưng không thực hiện được vì các bộ không ai muốn, ai cũng có một trụ sở riêng”.

Theo bà Tâm, vấn đề thu hồi tài sản không sử dụng để lãng phí là câu chuyện muôn thuở. TP.HCM có nhiều trụ sở bỏ trống không phải 2 năm mà mấy chục năm không làm gì cả, nhưng không thu hồi được.

“HĐND đi giám sát thấy thực tế này và đề nghị thu hồi để làm bệnh viện, trường học nhưng không được. Kể cả TP đưa đất, ứng vốn để xây dựng nhưng sau đó đề nghị giao lại trụ sở cũng không được”, bà Tâm nêu thực tế.

ĐB Trần Hoàng Ngân (TP HCM) cũng cho rằng, vấn đề về trụ sở là rất quan trọng trong tài sản công, vấn đề là làm sao điều chuyển được để khỏi tốn tiền đầu tư trụ sở nữa, không xây trụ sở mới nữa. "Bây giờ có những trụ sở của Bộ ở TP.HCM chúng ta có thể sử dụng cho cơ sở giáo dục, văn hóa.. rất bức xúc, nên giao cho TP. Ngay tại địa bàn quận 8, hàng loạt nhà kho, bãi của các bộ ở ven sông đang để lãng phí gây ô nhiễm môi trường của người dân gây bức xúc”, ông Ngân nêu.
chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.