Ngang chợ Dân Sinh, thấy món đồ cũ nhớ cuộc tình đã qua

Có thể nói, không nơi nào bán những món đồ cũ nhiều bằng chợ Dân Sinh. Chỉ khoảng 6 sạp hàng nhưng gần như những vật dụng trong sinh hoạt gia đình và cá nhân của quãng thời gian hơn nửa thế kỷ trước hiện diện đầy đủ nơi đây...

Nhìn thấy cây viết nhớ lại cuộc tình đã qua

Rời sạp của anh Nghĩa, chúng tôi tiến vào trong. Những sạp kế cận cũng bày bán các mặt hàng như thế. Người mua lác đác. Nhưng một khi đã đến, ai cũng có một món hàng để cầm về. Đến các sạp quần áo, ở đây khá nhiều quân trang. Có sạp có cả một tủ huy hiệu các binh chủng.

ngang cho dan sinh thay mon do cu nho cuoc tinh da qua
ngang cho dan sinh thay mon do cu nho cuoc tinh da qua
ngang cho dan sinh thay mon do cu nho cuoc tinh da qua
Hàng gia dụng ngày xưa

Vào khu tạm xếp, những người đứng tuổi không ai muốn rời đi. Họ tìm thấy được hình ảnh xa xưa, những giây phút đáng nhớ được thể hiện qua các vật dụng cũ kỹ được bày bán trên các sạp hàng.

Tôi chợt nhìn thấy một cây viết máy hiệu Pilot để trong tủ kính. Trời ơi, cây bút này ngày xưa thuở còn đi học lũ học trò chúng tôi, đứa nào cũng mơ ước. Mãi đến khi tôi đi làm, tháng lương đầu tiên bấm bụng mua một cây tặng người mình yêu đang học năm thứ 2 đại học. Người yêu giờ đã sang ngang, nhìn lại cây viết thấy lòng se thắt.

"Sao anh lại bần thần như thế?", câu hỏi khiến tôi giật mình nhìn lại. Một người đàn ông đứng tuổi cũng đi tìm kỷ vật như tôi. Anh nói: "Chỉ có lứa tuổi chúng mình hoặc lớn hơn mới nhớ được lịch sử của khu Dân Sinh này". Trước đây, cả khu vực quận Nhì (quận 1 bây giờ) gồm khu cầu Ông Lãnh, chợ Cầu Muối, khu Dân Sinh và một phần bên quận 4 do Đại Cathay - một trùm du đãng khét tiếng - bảo kê.

Tất cả các tay anh chị, giang hồ đều phục tùng mệnh lệnh của Đại Cathay. Rạp Cathay, nơi Đại khởi nghiệp du đãng của mình trên đường Nguyễn Công Trứ gần chợ Dân Sinh không còn nữa.

Đại cai quản đàn em. Đàn em của Đại có thể làm nhiều việc kể cả trộm cắp. Những thứ trộm cắp đó được đưa vào bán ở khu Dân Sinh. Thuở ấy nhiều người đồn đại, hàng hóa ở khu Dân Sinh đa số là hàng "chà đồ nhôm" (nói lái lại của cụm từ "chôm đồ nhà" - tức là đồ ăn cắp) quả không sai.

Rồi dần dà, khu Dân Sinh trở nên nổi tiếng. Ai bị mất thứ gì, nhất là phụ tùng xe chỉ cần vào khu Dân Sinh tìm là có. Tôi còn nhớ hồi ấy tại Sài Gòn chỉ có xe gắn máy dưới 50cc vậy mà bạn tôi kiếm được một chiếc 70cc. Phụ tùng của loại xe này rất hiếm. Một hôm bạn tôi đi nhậu đến độ say mèm. Lúc ra lấy xe đạp hoài không nổ. Nhìn lại, bình xăng con đã bị tháo mất. Nó đành gởi lại xe đi bộ về nhà.

Hôm sau nhiều người khuyên nó nên vào khu Dân Sinh xem có ai bán không thì mua. Nó vào đến ngay sạp bán phụ tùng xe gắn máy. Bộ chế hòa khí hay là bình xăng con của xe Honda 70cc nằm ngay trước mắt. Nó mừng quá mua ngay. Sau khi trả tiền, nó hỏi cái này xuất xứ ở đâu. Người bán mới cho nó biết, chiều qua có một tay anh chị cầm tới bán... ".

Nhớ mãi khu chợ "lạc-xon"

Chợ Dân Sinh ngày nay không còn là chợ chuyên bán đồ "lạc-xon" (đồ cũ còn giá trị sử dụng). Những món hàng ấy bây giờ được chuyển sang các chợ khác như Tân Thành, Nhật Tảo...

ngang cho dan sinh thay mon do cu nho cuoc tinh da qua
Chợ Dân Sinh, cổng phía đường Yersin

Tuy vậy tiếng tăm của khu Dân Sinh một thời vẫn còn vang bóng. Những người lớn tuổi không thể quên được cái thuở Bảy Viễn vốn là một tướng cướp lừng danh được phong làm Tổng trấn Sài Gòn - Chợ Lớn, đã mở ra 2 sòng bài lớn.

Một là Đại Thế Giới trên đường Galliéni (Trần Hưng Đạo bây giờ) và sòng bài Kim Chung bây giờ là chợ Dân Sinh.

ngang cho dan sinh thay mon do cu nho cuoc tinh da qua
Borresse (nay là đường Yersin) xưa kia, khoảng đầu thập niên 1950 nơi đây là địa điểm tập trung của những cô gái bán dâm (ảnh tư liệu).

Sòng bài Kim Chung nằm trên đường Borresse (nay là đường Yersin). Đoạn đường Borresse là địa điểm hoạt động mại dâm. Những cô gái bán dâm hoạt động công khai trên đường. Những tay cờ bạc bị thua cháy túi "xả xui" bằng cách tìm đến cô gái này.

Sau này, sòng bài Kim Chung trở thành khu Dân Sinh. Các cô gái buôn hương bán phấn dạt về các vùng xa ven đô.

ngang cho dan sinh thay mon do cu nho cuoc tinh da qua
Một trong những ngành hàng trong chợ Dân Sinh mới

Chung quanh khu Dân Sinh đã có các chợ như chợ Cầu Muối, chợ Cầu Ông Lãnh, chợ Bến Thành. Các chợ này cung cấp cho người dân các nhu cầu cần thiết. Vì thế khu Dân Sinh không gọi là chợ nhưng được hiểu nơi đây là chợ bán những mặt hàng người này bỏ đi người khác cần đến.

Khu Dân Sinh khá rộng, gói gọn giữa 4 con đường Yersin - Nguyễn Công Trứ - Ký Con - Nguyễn Văn Sâm (nay là Nguyễn Thái Bình). Ngoài những sạp hàng bày bán, bên trong còn có một rạp chiếu phim chuyên chiếu phim cao bồi Mỹ. Đôi khi, có đoàn cải lương về đây biểu diễn phục vụ bà con nghèo trong vùng.

Đến sau 1975, khu Dân Sinh trở thành chợ Dân Sinh. Diện tích thu hẹp lại và bên trong đã đổi thay khá nhiều. Cho dù có đổi thay nhưng cái hồn của một khu Dân Sinh thuở nào với những món hàng "lạc xon" vẫn còn ngự trị trong tâm hồn những người Sài Gòn xưa. Ở đó, họ có thể tìm về quá khứ với bao kỷ niệm thương yêu, tha thiết.

ngang cho dan sinh thay mon do cu nho cuoc tinh da qua Dự báo thời tiết ngày 5/5: Miền Bắc tăng nhiệt, nắng ấm trở lại

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, đợt mưa kéo dài hết ngày 5/5 và từ ngày 6/5 tăng ...

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.