Hà Nội: Đến ngôi làng người dân không được thở 'bình thường'

Người dân cho biết, sống ở vùng làng quê ngoại thành Hà Nội tưởng không khí trong lành, nhưng đến thở họ cũng phải dè dặt vì sợ hít phải mùi độc hại.

Nhiều năm nay, người Do Hạ (Mê Linh, Hà Nội) thường xuyên sống trong bầu không khí ngột ngạt, không thở được vì mùi khét rẹt từ xưởng tái chế bao nylon.

Người dân phản ánh với báo Tài nguyên & Môi trường rằng, xưởng sản xuất túi nylon nằm trong thôn Do Hạ hoạt động nhiều năm nay khiến họ ăn không ngon, ngủ không yên. Theo họ, xưởng sản xuất gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nguồn nước, anh hưởng sức khỏe cho cả khu dân cư. Theo đơn, nhiều người già trẻ nhỏ trong làng đã bị bệnh về đường hô hấp. Nước thải không được xử lý mà xả thẳng ra cống. Tiếng máy chạy suốt ngày đêm khiến người dân không ngủ được. Nói chuyện với PV, bà Vũ Thị S. (người trong thôn) cho biết, gần xưởng sản xuất, 4 người đang bị bệnh nặng. Trong đó 1 gia đình có chồng đã qua đời năm ngoái vì ung thư, vợ hiện đang nằm hấp hối vì bệnh hiểm nghèo nhưng vẫn suốt ngày phải chịu đựng tiếng ồn và mùi khét. Người dân ở đây cho rằng, xã Tiền Phong có khá nhiều nhà máy hoạt động và không ít lần người dân lên tiếng vì bị ảnh hưởng môi trường, sức khỏe. Trong đó, người ở thôn Do Hạ nguy cơ bệnh tật vào loại cao nhất. Trong 2 năm, thôn Do Hạ đã có rất nhiều người ra đi vì ung thư. Họ cho rằng, xưởng sản xuất bao nylon nằm trong thôn khiến tình hình càng đáng lo ngại.

ha noi den ngoi lang nguoi dan khong duoc tho binh thuong
Hình ảnh phía trong xưởng sản xuất

Ông Ngô Văn K. (hơn 60 tuổi) cho biết, hầu hết người trong thôn đều đang phải điều trị bệnh liên quan đến tuyến giáp. Ông là cán bộ về hưu, đang muốn an dưỡng tuổi già nơi không khí trong lành. Nhưng sống cạnh xưởng sản xuất khiến ông không chịu nổi. Một số người cho hay, họ nhiều lần có ý kiến với chủ xưởng và chính quyền địa phương nhưng không có kết quả. Chính quyền địa phương xuống kiểm tra, lập biên bản rồi xưởng máy vẫn hoạt động bình thường. Những người dân thôn Do Hạ đã đồng loạt ký vào đơn gửi nhiều cơ quan ban ngành đề nghị giải quyết. "Di dời xưởng sản xuất này ra khỏi khu dân cư để trả lại môi trường sống trong lành cho người dân chúng tôi", đơn viết. Trả lời chúng tôi, ông Trần Văn Trung (Chủ tịch UBND xã Tiền Phong) cho biết, gần đây mới nhận được phản ánh của người dân về việc này. Chính quyền địa phương đang rất nỗ lực để giải quyết. UBND xã đã dùng tất cả biện pháp vận động, kiểm tra, xử phạt nhưng chủ xưởng vẫn không chấp hành. Theo ông Trung, cách đây khoảng 1 tháng, UBND xã đã cử lực lượng phối hợp kiểm tra và ra quyết định xử phạt vì thiếu điều kiện hoạt động. Ông Trung cho biết, xưởng này đã được cấp phép kinh doanh của huyện nhưng không có các giấy tờ khác về việc đảm bảo môi trường. Tuy nhiên, lãnh đạo xã cho rằng thẩm quyền của xã cũng không thể làm mạnh tay hơn. UBND xã đã có một số báo cáo lên huyện đề nghị xem xét giải quyết. Hiện cơ quan chức năng của huyện đã vào cuộc, mà theo ông chủ tịch xã, sẽ phải có những biệm pháp cứng rắn hơn.

Theo Luật bảo vệ môi trường, cơ sở sản xuất hoặc kho tàng thuộc các trường hợp sau đây không được đặt trong khu dân cư hoặc phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư: c) Có chất độc hại đối với sức khoẻ người và gia súc, gia cầm; d) Phát tán mùi ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người; đ) Gây ô nhiễm nghiêm trọng các nguồn nước; e) Gây tiếng ồn, phát tán bụi, khí thải quá tiêu chuẩn cho phép
chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.