Báo cáo sản xuất mía - đường kì 1 tháng 11/2020 của Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết nhà máy đường Phụng Hiệp thuộc công ty mía đường Cần Thơ đã tiếp nhận mía và bắt đầu ép vào ngày 6/11/2020.
Đây là nhà máy mía đầu tiên của ngành mía đường Việt Nam vào vụ ép 2020/2021. Theo nhà máy báo cáo, lượng mía thu hoạch còn ít nên sản xuất chưa ổn định và chưa có số liệu báo cáo.
Trong khi đó, theo thông tin từ tổ chức ISO, trong nửa đầu tháng 11/2020 cho thấy chỉ số giá giao dịch hàng hóa đường thô và đường trắng tiếp tục xu hướng tăng đã bắt đầu từ nửa cuối tháng 9 và trong tháng 10.
Các nhà phân tích thị trường cho rằng một số yếu tố đã hỗ trợ cho giá đường bao gồm Ấn Độ chưa triển khai trợ cấp xuất khẩu đường, kết quả bầu cử tổng thống ở Mỹ tác động đến các yếu tố vĩ mô và giá dầu tăng.
Cũng theo báo cáo của VSSA, trong nửa đầu tháng 11/2020 đường nhập khẩu tiếp tục thâm nhập thị trường.
Trước đó, từ cuối tháng 10/2020, đã có tình trạng bùng nổ trong nhập khẩu đường có xuất xứ ASEAN (Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Myanmar, Cambodia) vào thị trường Việt Nam và khối lượng đường nhập khẩu kỉ lục đã tiếp tục ép giá, kìm giá đường nội địa.
Giá đường sản xuất từ mía trong nước tùy phẩm cấp đường (chất lượng và cỡ hạt) giá (có VAT, đồng/kg) dao động ở mức như sau:
Nhập khẩu đường và chất tạo ngọt đang được tiếp tục nhập khẩu, do các đơn hàng đã chốt từ trước. Nguồn cung đường đang đủ cung ứng cho nhu cầu thị trường, tuy nhiên giá đường trong nước sẽ bắt đầu chịu tác động từ việc tăng giá của thị trường quốc tế và giá đường sẽ bắt đầu thiết lập mặt bằng giá mới.
Hiệp hội mía đường Việt Nam cho hay vụ mía 2020/2021 của ngành đường Việt Nam đã bắt đầu cộng với lượng đường nhập khẩu kỉ lục trong tháng 10 và đang tiếp tục nhập khẩu.
Như vậy các nguồn cung vẫn dồi dào, do đó không có hiện tượng thiếu hụt đường trong tháng 11/2020 và các tháng tới tại thị trường trong nước, tuy nhiên do giá đường thế giới tăng, nên giá đường trong nước sẽ tăng theo.