Ngày 3/3: Hà Văn Thắm tiếp tục khẳng định nhân viên mình không phạm tội

Trong phiên xét xử ngày 3/3, các cựu lãnh đạo OceanBank cấp chi nhánh và phòng giao dịch khai báo đơn vị đang khắc phục hậu quả, nhiều bị cáo đã phải bán nhà, "năn nỉ" doanh nghiệp hoàn trả số tiền chi lãi ngoài sai quy định. 

Sáng 3/3: Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn từng nhận lãi ngoài từ OceanBank

Trong phiên xét xử đại án OceanBank sáng 3/3, có khoảng 10 bị cáo là lãnh đạo OceanBank tại các chi nhánh trên cả nước bị tòa xét hỏi nhằm làm rõ tội danh Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Nhiều bị cáo cho rằng việc chi lãi ngoài là theo chỉ đạo từ hội sở OceanBank do tình hình thanh khoản rất căng thăng. Tổng số tiền chi lãi tại OceanBank các chi nhánh như Cà Mau là 14 tỷ đồng, Quãng Ngãi hơn 15 tỷ đồng, Vinh là 12,5 tỷ đồng, Quảng Ninh 15 tỷ đồng, Vũng Tàu 45 tỷ đồng, Hải Dương hơn 8 tỷ đồng, Sài Gòn 19 tỷ đồng, Hà Nội hơn 42 tỷ đồng…

Bị cáo Nguyễn Hữu Chiến - nguyên GĐ OceanBank chi nhánh Sài Gòn. (Ảnh chụp màn hình tại tòa)

Ngoài ra, theo lời khai của các cựu lãnh đạo OceanBank tại các chi nhánh, có nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn từng nhận lãi ngoài từ OceanBank như Chi nhánh TCT Điện lực Dầu khí Cà Mau (PVPower), Công ty Đạm Cà Mau, Công ty CP Dầu khí, CP Nhiệt điện Phả Lại, Vietsovpetro, PVOIL Vũng Tàu…

Liên quan đến số tiền 175 tỷ đồng chi lãi ngoài bị cáo Nguyễn Thị Nga – cựu kế toán trưởng Oceanbank cho rằng việc huy động và cho vay cần nhìn một cách toàn diện. Các bị cáo không tham ô, tham nhũng, không tư lợi. Việc làm của các bị cáo trong thời điểm đó do hoàn cảnh, tất cả vì ngân hàng.

Bị cáo Nga cũng khai rằng mình và ban kế toán hoàn toàn không liên quan đến Công ty BSC – công ty sân sau của Hà Văn Thắm.

Trước phần xét hỏi bị cáo Nguyễn Hồng Quân - Giám đốc OceanBank chi nhánh Cà Mau từ tháng 1/2013 – 10/2016, nhiều người có mặt tại phiên tòa phải bật cười khi chủ tọa bất ngờ hỏi: “Bị cáo thấy thời tiết ở Hà Nội thế nào?”.

Trước câu hỏi vui của chủ tọa phiên tòa, bị cáo quân mỉm cười cho biết, bị cáo mới ra Hà Nội và chưa quen với thời tiết tại đây.

Trả lời câu hỏi liên quan đến vụ án, bị cáo Quân cho biết, bị cáo làm việc tại OCeanBank chi nhánh Cà Mau từ tháng 1/2013 – 10/2016. Trong thời gian làm giám đốc, chi nhánh đã chi hơn 14 tỷ đồng để “chăm sóc” khách hàng. Trong đó, có những đơn vị như Chi nhánh TCT Điện lực Dầu khí Cà Mau (PVPower), Công ty Đạm Cà Mau, Công ty CP Dầu khí.

Qua người trung gian, các công ty này đã trả tiền cho chi nhánh Cà Mau. Bị cáo cho biết mình làm giám đốc, thực hiện chỉ đạo của hội sở, bị cáo không được bàn.

Chiều 3/3: Hà Văn Thắm cho rằng các cấp dưới, nhân viên của mình chỉ làm đúng nhiệm vụ, không phạm tội và xin HĐXX xem xét.

Trong phiên xét xử chiều ngày 3/3, hàng loạt bị cáo là cựu giám đốc chi nhánh

Bị cáo Hà Văn Thắm trả lời HĐXX trong phiên xét xử chiều ngày 3/3. (Ảnh chụp màn hình tại tòa)

Oceanbank cấp chi nhánh và phòng giao dịch khai báo đã bán nhà, vay mượn tiền để khắc phục hậu quả.

Việc chăm sóc khách hàng, theo các bị cáo ngoài đưa tiền, còn có quà tặng, hay bữa tiệc, giao lưu… Có bị cáo là cựu giám đốc không kìm được nước mắt khi đứng trước vành ngựa khai về việc chi lãi ngoài chăm sóc khách hàng.

Đa số họ cho rằng không vụ lợi, chỉ thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo trong thời điểm khó khăn của ngành tín dụng. Các bị cáo cũng xin miễn trách nhiệm hình sự. Việc làm của họ không có động cơ, mục đích của họ là vì ngân hàng.

Đến lượt bị cáo Hà Văn Thắm trả lờiHĐXX, bị cáo tiếp tục cho rằng, các cấp dưới, nhân viên của mình chỉ làm đúng nhiệm vụ, không phạm tội và xin HĐXX xem xét.

Cụ thể, khi nói về bị cáo Nam và Thu Ba, Hà Văn Thắm cho biết, từ năm 2007 cho ngân hàng triển khai theo hệ thống core banking. Quy trình là khi bộ phận chăm sóc khách hàng giao dịch với khách sẽ chuyển hồ sơ của giao dịch đó vào máy, vào hệ thống ecobanking.

Nhiệm vụ của bị cáo Nam và Thu Ba là kiểm tra những người đưa vào hệ thống đó có đúng hay không, đồng thời phải có phê duyệt thì mới báo cáo gửi cho bị cáo Thắm. Phần nhiệm vụ phê duyệt của bị cáo Nam và Thu Ba được thực hiện trước khi chăm sóc khách hàng (từ năm 2007 – 2008).

Bị cáo Thắm cho rằng, những nhân viên, lãnh đạo kế nhiệm của bị cáo Nam và Thu Ba ngày nay vẫn làm ở OceanBank vẫn giữ nguyên quy trình của bị cáo đã ký, thì họ vẫn phải có nhiệm vụ duyệt lệnh. Nếu chi lãi suất hay không thì họ cũng vẫn duyệt. Phần duyệt đó là công khai. "Với lý do như vậy, bị cáo nghĩ rằng bị cáo Nam và Thu Ba là làm theo nhiệm vụ. Còn những người chi chăm sóc khách hàng mà dùng những phần phê duyệt của hai chị này để chi chăm sóc khách hàng mà bị quy lỗi là phần chăm sóc khách hàng này được trích xuất cho họ thì bị cáo cho rằng cũng là oan cho họ. Bị cáo xin quý tòa xem xét", bị cáo Thắm nói.

Về ý kiến của bị cáo Đạo trong việc huy động lãi suất, hôm qua bị cáo đã từng trình bày là ban điều hành có ra chỉ tiêu về huy động lãi suất. Anh Đạo có trình bày là nếu vượt chỉ tiêu, đạt loại A thì được hưởng thêm 1% lương là không đúng.

Thực chất, anh Đạo không nhớ. Để đạt được loại A thì có rất nhiều tiêu chí. Bị cáo đã nghĩ rồi, chỉ tiêu này giao ra thì chỉ có phạt chứ không có lợi gì cả. Chính bản thân anh Đạo cũng đã bị phạt vì không đạt chỉ tiêu. Vì vậy, xin quý tòa xem xét cho Giám đốc các chi nhánh và hội sở.

Vợ bị cáo Nguyễn Xuân Sơn kể về các ngôi nhà

Bà Võ Thị Thanh Xuân - Công ty CP Tập đoàn Đại Dương, vợ của bị cáo Nguyễn Xuân

Bà Võ Thị Thanh Xuân - Công ty CP Tập đoàn Đại Dương, vợ của bị cáo Nguyễn Xuân Sơn. (Ảnh chụp màn hình tại tòa)

Sơn kể lại, đối với căn hộ phòng 2006 tại Khu đô thị Dịch Vọng, có nghe loáng thoáng Sơn nói đến, ngoài ra không biết gì hơn vì hai vợ chồng gần như độc lập về kinh tế. Bản thân là bà nhà đầu tư bất động sản nên cứ mua đi bán lại, tại thời điểm này chỉ có 2 căn.

Đối với hoạt động đầu tư chứng khoán, bà Xuân khai do thường thua lỗ nên đã dừng đầu tư. Còn chồng bà có đầu tư hay không thì bà không biết rõ, nhưng theo bà là có.

Đối với căn nhà tại Ciputra có nguồn gốc từ thời bố mẹ ông Sơn, hiện UBND phường đã chứng nhận mẹ bà sinh sống tại đó từ năm 1991. Bà Xuân tha thiết xin quý tòa không kê biên căn nhà này.

Còn căn nhà 120 m2 tại Xuân Diệu là căn nhà chính thức do vợ chồng bà xây dựng nên từ năm 1998. Đối với căn hộ tại KĐT Dịch Vọng, bà không biết ai đứng tên.

Theo bà Xuân từ năm 2009-2014, bà không nhận được các khoản tiền liên quan đến chồng mình và những người khác đưa lại. Bản thân bà đầu tư vào dự án Times City giá 3 tỷ đồng đặt giữ chỗ 2 sàn nhưng sau đó không mua nữa vì giá đắt…

Bà Xuân trình bày tiếp, cơ quan điều tra kê biên một số tài sản liên quan đến vợ chồng như quyền sử dụng 150m2 tại đường Xuân Diệu, và một số bất động sản.

chọn
ĐHĐCĐ KSF: Hướng đến thành cổ đông chiến lược của SCG, dồn lực cho siêu dự án Wonder Tower tại Ciputra
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, lãnh đạo KSF cho biết, trong ba năm tới sẽ tập trung hoàn thành ba dự án Golden River, Sky City và Wonder Tower. Trong ba năm tới doanh nghiệp cần tổng mức đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng, doanh thu dự kiến trên 50.000 tỷ đồng.