Người dân chen chúc mua sắm ở siêu thị dịp sát Tết. Ảnh Nguyễn An |
Mỗi dịp Tết đến xuân về, có một thực tế mà nhiều người Việt ai cũng nhận ra nhưng thường bỏ qua đó là chi tiêu phung phí với quan niệm cả năm chỉ có một lần. Theo TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thống kê vào dịp Tết cho thấy sức mua của người dân tăng lên 40-50%. "Có nhiều gia đinh chi 30-40% tổng số tiền họ chi trong cả năm để mua sắm dịp Tết", TS Doanh nói.
Tiệc Tết nhà đại gia Việt: Ăn bánh phủ vàng, uống rượu vảy vàng
Hết bát đĩa dát vàng, giới nhà giàu còn chi tiền triệu để tẩm bổ ngày Tết bằng bánh, rượu có vàng. Đặc biệt, với ... |
Cũng theo ông Doanh, việc chi tiêu của người dân trong dịp Tết liên quan đến phong tục như mua sắm đào, quất hay sửa nhà cửa... có thể là cần thiết. Tuy nhiên, nhiều chi tiêu của người dân cần xem xét lại như mua vàng mã quá nhiều, rượu bia, bánh mứt thừa mứa...
TS Doanh cho rằng điều này xuất phát từ tâm lý của người dân bởi "chẳng phong lưu cũng ba ngày Tết, kiết cú như ai cũng rượu trà". "Tức là người ta có tâm lý sĩ diện, muốn bằng anh bằng chị. Nhà bên cạnh mua cây đào to, mình cũng phải mua cái gì đó không kém", TS Doanh lý giải.
Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng khuyến cáo người dân nên hướng đến một cái Tết lành mạnh, tránh rượu bia quá nhiều gây nguy hiểm đến chính bản thân. "Chúng ta nên thay đổi câu "tháng Giêng là tháng ăn chơi, tháng Hai cờ bạc, tháng Ba rượu chè" thành "tháng Hai trồng đậu, tháng Ba trồng cà". Hướng cái Tết thành dịp nghỉ ngơi xum họp chuẩn bị cho một năm mới làm việc hiệu quả", TS Doanh nói.
Cuộc đời chỉ một lần, sao phải 'khổ nhục vì Tết'?
Cuộc đời chỉ có một lần, thời gian sống sẽ trôi qua vù vù, nếu không sống theo ý mình, năm tháng sẽ trôi vuột ... |
TS Nguyễn Văn Vịnh, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội và phát triển nhận định rằng đất nước ta vốn là một xã hội nông nghiệp; cuộc sống khá ổn định và tiết kiệm - điều này đồng nghĩa với cơ hội ăn no uống say tương đối hiếm.
Ngoài ra, theo TS Vịnh, tâm lý ganh đua còn tồn tại trong một bộ phần người dân, cùng với đó là tâm lý "làm lụng cả năm, xả láng một lần" khiến người ta lạm dụng ngày Tết để ăn nhậu, rượu chè. |
Trong bối cảnh đó, con người có thiên hướng muốn thể hiện sĩ diện cá nhân. Điều này thể hiện rất rõ trong câu "một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp". "Tết là dịp người ta có cơ hội thể hiện, muốn có thể diện, có thân phận. Do đó nhiều người thậm chí vay mượn để có cái Tết không kém người khác", TS Vịnh chia sẻ.
Ngoài ra, theo TS Vịnh, tâm lý ganh đua còn tồn tại trong một bộ phần người dân. Cùng với đó là tâm lý "làm lụng cả năm, xả láng một lần" khiến người ta lạm dụng ngày Tết để ăn nhậu, rượu chè. "Dịp lễ Tết, chúng ta thường có tất niên từ cơ quan đến làng xóm. Đây là dịp và là cơ hội để nhiều người thể hiện địa vị, danh tiếng hoặc biếu tặng..." TS Vịnh nói.
Bên cạnh đó, trong dịp Tết, nhiều gia đình sắm sửa linh đình rồi ra xuân khổ sở vì tiêu thụ thực phẩm dự trữ. Theo TS Vịnh: "Cái nguy hiểm là trạng thái tâm lý con người chìm đắm trong việc nghỉ ngơi, ăn nhậu kéo dài. Từ Rằm tháng Chạp nhiều người đã nghĩ đến Tết rồi tất niên, tân niên. Còn chuyện phung phí, lạm dụng Tết thì đã nói nhiều rồi".