Nghi lễ cúng cây nêu cầu an của người dân Ê Đê dịp cuối năm

Lễ rước cây nêu cầu an của dân tộc Ê Đê là một trong những sinh hoạt văn hoá đậm nét dịp cuối năm. 

Cây nêu cầu an biểu tượng tâm linh

nghi le cung cay neu cau an cua dong bao e de
Các già làng mang đồ cúng ra khu vực cây nêu để cho buổi lễ được diễn ra suôn sẻ. (Ảnh: Trang Anh).

Lễ rước cây nêu được dân tộc Ê Đê trân trọng, gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nghi lễ này vừa có tính chất tâm linh vừa có tính thực tiễn đời sống. Theo đó, lễ rước thể hiện khao khát điều tốt đẹp, cũng như ước mơ điều ấm no đến với người dân bản làng...

Đối với dân tộc Tây Nguyên nói chung, đồng bào Ê Đê nói riêng, cây nêu mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong các nghi lễ, lễ hội truyền thống.

Cây nêu là biểu tượng của tâm linh được người Ê Đê (hay còn gọi là Gơngdrai). Cây nêu được trang trí những họa tiết, hoa văn khác nhau nhau tùy theo ý nghĩa của từng nghi lễ tạ ơn hoặc cầu an, cầu sự no đủ cho gia đình và cộng đồng.

Cây nêu trong lễ cúng thể hiện sự quyền quý, sự sinh sôi, nảy nở, là cây vũ trụ, là trục nối liền giữa trời với đất... là biểu tượng không thể phai mờ trong đời sống tâm linh của người Ê Đê.

Để bắt đầu cho buổi lễ được diễn ra suôn sẻ, các nghệ nhân vác cây nêu đặt ra giữa bãi đất trống phía trước nhà rông. Những chóe rượu cần thơm ngọt, lễ vật cúng thần linh cũng được bê ra đặt cẩn thận phía dưới cây nêu.

nghi le cung cay neu cau an cua dong bao e de
Cây nêu được chỉnh ngay ngắn trước nhà Rông để thực hiện nghi lễ. (Ảnh: Trang Anh).

Sau một hồi chuẩn bị, bài chiêng mang tên “Drông Tuê” có nghĩa là đón khách cũng được vang lên. Đây là bài chiêng báo cho các vị thần và linh hồn ông bà là những người đã khuất về chứng giám và phù hộ cho gia đình. Đồng thời thông báo và mời tất cả dân làng ở buôn xa, làng gần cùng về dự lễ, cùng chung vui để mừng sức khỏe cho chủ nhà.

Sau khi tiếng chiêng chào mời, đón khách đã dừng hẳn cũng là lúc nghi lễ được bắt đầu với nghi thức “cúng sức khỏe”.

Lễ vật dâng lên cho thần linh gồm 3 chén cơm trắng, 3 món thịt lợn và 3 ché rượu cần để mời các vị thần và tổ tiên về chứng giám.

Nghi thức cúng sức khỏe được tổ chức thường xuyên để cầu xin các vị thần luôn che chở phù hộ cho chủ nhà, những người thân thuộc trong gia đình, dòng họ dồi dào sức khỏe và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Nghi thức cúng câu nêu cầu an

nghi le cung cay neu cau an cua dong bao e de
Già làng đang tổ chức cúng cây nêu cầu an mong cho dân làng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. (Ảnh: Trang Anh).

Ngă Yang (Thầy cúng) ngồi trước lễ vật, bắt đầu ngân nga bài cúng “Ơ yàng phía tây, ơ yàng phí đông! Là các thần cai quản dân làng, tôi gọi mời từ nơi xa, nơi gần về chứng giám cho làng. Hôm nay là lễ cúng cho chủ nhà được khỏe mạnh, cuộc sống no đủ, con cháu không ốm đau, bệnh tật.

Tôi mời gọi các thần về phù hộ cho chủ nhà, về ăn lễ vật, uống rượu cúng. Tôi gọi thần núi, thần sông canh giữ bến nước, canh giữ buôn làng, giữ sông, suối, cây rừng.

Tất cả các thần cai quản cái nhà, cái chòi, kể cả cái bếp, cả hiên sân trước sân sau, các thần về trú ngụ trong căn nhà này. Mời dùng lễ vật, uống rượu để giữ gìn cho cả nhà lúc ngủ đêm và phù hộ lúc đi làm để cho an ổn yên vui. Ơ yàng!”

nghi le cung cay neu cau an cua dong bao e de
Mọi người quây quần uống rượu cần, nhảy những điệu xoan gắn kết tình cảm của buôn làng. (Ảnh: Trang Anh).

Sau khi kết thúc bài cúng, Ngă Yang gọi các thành viên trong gia đình chủ nhà ra rồi đeo vòng đồng vào tay cho từng người. Nghi thức cúng đeo vòng và dây chuỗi hạt được người Ê Đê quan tâm hầu hết trong các nghi lễ cúng vòng đời người. Họ gửi gắm lời cầu an, chúc sức khỏe, cầu mong điều tốt lành đến với già đình chủ nhà.

Vừa trao vòng tay, Ngă Yang vừa cúng “Cái vòng này không phải cái vòng xấu xa, cái vòng để tôi gọi thần núi, thần sông để giữ gìn cho cả nhà đi ra bến nước, xuống sông lên núi. Giữ cho cả con trai, con gái, cho lũ trẻ trong nhà. Đeo cái vòng này thần linh sẽ phù hộ lúc lên rẫy, lên núi hay xuống sông, xuống suối. Không gặp điều xấu, điềm gở, có thần linh luôn giúp đỡ.”

Sau khi các nghi thức trong nghi lễ thực hiện xong, chủ nhà mời rượu, mời cơm những người có vai vế trong dòng tộc. Sau khi chủ nhà đã dùng nắm cơm, miếng thịt thì phụ nữ trong dòng họ sẽ được mời lần lượt ăn theo thứ tự. Sau đó, cơm sẽ được dọn riêng cho những người đàn ông cùng dùng chung, điều này thể hiện tinh thần đoàn kết cùng nhau bảo vệ cộng đồng.

Khi nghi lễ cúng cây nêu cầu an đã hoàn tất, mọi người được mời uống rượu cần chung vui và cùng chúc cho chủ nhà và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc. Già trẻ gái trai có thể hát những làn điệu dân ca về ca ngợi va chúc phúc cho gia đình.

Kết thúc buổi lễ cúng cây nêu cầu an, bài chiêng Ghat Khil vang lên, men rượu cần đã cay nồng trong cuống họng thì chủ nhà ôm khiêng và kiếm ra giữa buổi tiệc rồi hòa mình vào tiếng chiêng vừa nhảy vừa múa kiếm. Điệu nhảy này mang ý nghĩa xua đuổi điều ác, mong sự bình yên, hòa thuận.

nghi le cung cay neu cau an cua dong bao e de Đề xuất khôi phục lễ phát ấn đền Trần vào nửa đêm

Trước mong muốn của các cụ già ở Nam Định, Thứ trưởng Bộ Văn hóa cho rằng khó đảm bảo an ninh trật tự khi ...

nghi le cung cay neu cau an cua dong bao e de Nghi lễ và văn khấn cúng rằm tháng Chạp chuẩn nhất

Ngày rằm tháng Chạp gần kề, chắc hẳn các gia đình đều đang rục rịch chuẩn bị kế hoạch cúng gia thần, gia tiên để ...

nghi le cung cay neu cau an cua dong bao e de H'Hen Niê khai mạc lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột cùng 'phù thủy sân khấu' Hoàng Nhật Nam

Hoa hậu H'Hen Niê cảm thấy khá hào hứng và tỏ lòng muốn được góp phần lan rộng ý nghĩa mà đạo diễn Hoàng Nhật ...

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.