Người California đòi trưng cầu dân ý rời Mỹ

Những người ủng hộ bang California tách khỏi liên bang vừa thực hiện bước đi pháp lý đầu tiên trong tiến trình đòi ly khai. 
nguoi california doi trung cau dan y roi my Donald Trump: 'Tôi thích ông Obama'
nguoi california doi trung cau dan y roi my Trump sẽ rút khỏi TPP trong ngày đầu nhậm chức
nguoi california doi trung cau dan y roi my
Người dân California biểu tình đòi tách khỏi Mỹ hôm 9/11. Ảnh: Los Angeles Times

Theo IB Times, nhóm vận động đòi độc lập Yes California hôm 21/11 gửi đề xuất lên Văn phòng Tổng chưởng lý bang California, yêu cầu sửa đổi nội dung "California "là một phần không tách rời của liên bang Mỹ". Họ đồng thời yêu cầu tổ chức trưng cầu dân ý toàn bang vào năm 2018.

Trên trang web chính thức, Yes California nêu rõ mục tiêu: "Vào mùa xuân năm 2019, người dân California sẽ tham gia trưng cầu dân ý lịch sử quyết định liệu California có rời khỏi liên bang hay không".

Đề xuất của nhóm Yes California đang được Văn phòng Tổng chưởng lý bang xem xét. Khi được thông qua, nhóm sẽ có 90 ngày để thu thập đủ chữ ký cần thiết.

Chiến dịch đấu tranh nhằm tách California thành một quốc gia độc lập, hay còn gọi là "Calexit", được phát động từ hai năm trước song chỉ được sự chú ý sau khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống ngày 8/11. Trước đó, nhiều đề xuất đưa cuộc trưng cầu dân ý vào lá phiếu cử tri của Yes California vào năm 2016 đều không được thông qua.

Marcus Ruiz Evans, phó chủ tịch kiêm đồng sáng lập nhóm Yes Californa, cho biết nhóm dự định khởi động chiến dịch muộn hơn, nhưng chiến thắng của ông Trump buộc họ phải tăng tốc. Theo Evans, mong muốn tách khỏi Mỹ xuất phát từ những bất bình về việc người dân California phải trả quá nhiều thuế cho chính phủ liên bang và những khác biệt lớn về văn hoá với 49 bang còn lại.

"Nước Mỹ đại diện cho nhiều điều xung đột với lợi ích người dân California. Tiếp tục ở lại liên bang đồng nghĩa với việc California phải trợ cấp cho các bang khác và tự phương hại đến mình", nhóm Yes California cho biết.

Tương tự việc Anh rời khỏi EU, việc California tách khỏi Mỹ cũng cần được thông qua một tiến trình pháp lý phức tạp. Thậm chí khi người dân California ủng hộ phương án độc lập, Hiến pháp cần được sửa đổi với sự thông qua Quốc hội và sự chấp thuận của 38 bang khác.

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.