Người dân ‘chật vật’ giữ đất vì cát tặc lộng hành

Chứng kiến đất đai, hoa màu ngày ngày bị nhấn chìm xuống sông Hồng, nhiều người dân ở xã Trung Hà đã lập nhóm để canh giữ, xua đuổi tàu thuyền khai thác cát.

'Cát tặc đến, chúng tôi phải giữ đất'

Thời gian gần đây, chúng tôi nhận được phản ảnh của nhiều người dân xã Trung Hà, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc về việc đất đai của họ bị sạt lở xuống sông Hồng nghi do tình trạng khai thác cát gây nên.

Để xác minh thông tin này, từ đầu tháng 3 tới nay, chúng tôi đã nhiều lần tới khu vực ven sông Hồng, địa phận xã Trung Hà để ghi nhận thực tế.

Thời điểm này, cánh đồng ngô tươi tốt của người dân đang chuẩn bị tới ngày thu hoạch. Thế nhưng, nhiều người dân ngày đêm đứng ngồi không yên vì nỗi lo đất đai của mình sẽ bị nhấn chìm hết xuống dòng sông.

nguoi dan chat vat giu dat vi cat tac long hanh
nguoi dan chat vat giu dat vi cat tac long hanh
Đất đai ven sông thuộc địa bàn xã Trung Hà bị sạt lở nghiêm trọng.

Theo quan sát của chúng tôi, tình trạng sạt lở nghiêm trọng thể hiện rõ qua những thửa đất ven sông bị ăn sâu vào nhiều mét. Có đoạn, đất bị sạt lở tạo nên vực sâu tới khoảng 5 - 7m từ mặt bãi xuống mặt nước sông.

Nhiều đoạn dấu vết sạt lở đất còn rất mới, có những cây ngô với bắp lớn bị sụt từ mặt bãi cao nhiều mét vẫn nằm mấp mé ở mép nước sông Hồng.

Một số người dân xã Trung Hà cho rằng, tình trạng sạt lở nghiêm trọng nói trên là do tình trạng khai thác cát gây nên.

Anh Trần V. Th., một người dân địa phương cho hay, tình trạng khai thác cát đã diễn ra ở đây từ 3 năm trước, nhưng rầm rộ nhất là khoảng 2 tháng trở lại đây.

Thời gian này, anh Th. Thường xuyên thấy tàu thuyền khai thác cát trên sông. Anh không nắm rõ là có doanh nghiệp nào được cấp phép khai thác cát ở khúc sông này hay không, nhưng anh nhiều lần phát hiện tàu thuyền khai thác rất gần bờ bãi. Điều này là rất bất thường.

Bà Trần T. Đ. một người dân xã Trung Hà cũng xác nhận, khoảng 2 tháng gần đây, bà thường xuyên phát hiện tàu thuyền khai thác cát ở khúc sông chảy qua địa bàn xã.

“Trước đây họ cũng khai thác, nhưng khai thác ngoài xa, giữa sông. Nhưng từ trong Tết đến nay thì họ khai thác gần kè, cứ thuyền này đầy, thuyền khác lại đến.

Chúng tôi có báo chính quyền địa phương. Chính quyền có cử lực lượng xuống nhưng một lát họ lại về. Dân chúng tôi phải canh giữ suốt ngày để bảo về đất đai,” bà Đ. nói.

nguoi dan chat vat giu dat vi cat tac long hanh
Nhiều ha hoa màu của nhân dân đã bị nhấn chìm xuống sông.

Chỉ tay về phía xa, bà Trần Th. D., người dân có đất ven sông cho biết, bà con nơi đây đã bị mất diện tích lớn đất đai do bị sạt lở. Hàng nghìn cây chuối, cùng các loại hoa màu khác đã bị nhấn chìm xuống sông.

Nếu mô tả của bà D. là đúng thì đất bãi ven sông Hồng nơi đây đã bị sạt lở vào hàng trăm mét theo chiều ngang. Bà D. cho rằng, tình trạng sạt lở này chủ yếu là do tàu thuyền khai thác cát gây nên.

“Mấy nghìn cây chuối, cùng khoai, lạc… đã bay xuống sông hết,” bà D. chia sẻ.

Bà Nguyễn T. Ch., một người dân khác tại địa phương cho hay, bà nhiều lần thấy cảnh hàng chục con tàu khai thác cát trên sông. Có lúc, các phương tiện này tiến vào rất gần bờ để khai thác.

Để bảo vệ đất đai, bà Ch. cùng nhiều người dân đã lập thành nhóm để canh giữ, “chiến đấu” với tàu thuyền khai thác cát. Theo đó, họ chuẩn bị sẵn những đống gạch đá ở trên bờ để ném, thậm chí là dùng nỏ bắn dọa để xua đuổi các tàu khai thác cát.

“Cát tặc đến, dân chúng tôi phải giữ đất. Chúng tôi đem gạch đá ném, làm nỏ bắn để đẩy họ ra xa.

Nếu thời gian gần đây chúng tôi không giữ, có thể họ đã đánh bay thêm 200m đất bãi nữa chứ không phải vừa.

Có hôm, 30 con tàu, trong đó khoảng 10 chiếc tàu cuốc khai thác, cứ tàu này đầy chạy đi thì tàu khác lại đến”, bà Ch. nói.

Tuy nhiên, người phụ nữ này cho hay, gạch đá chỉ có tác dụng một phần nếu tàu thuyền khai thác cát gần bờ và khi có mặt người dân. Nếu tàu thuyền “rút lui” ra khai thác cát ở vị trí cách bờ khoảng 70m, hoặc khai thác khi người dân không có mặt canh giữ thì bà con cũng “bó tay”.

“Họ hút gần bờ, chúng tôi lấy gạch đá ném thì họ không hút được. Khi đó, họ lại ra ngoài cách bờ khoảng 70m – 100m, chúng tôi không ném nổi, bắn nỏ cũng không thể tới,” bà Ch. chia sẻ.

Đáng chú ý, một số người dân xã Trung Hà phản ánh rằng, trong quá trình ra bờ sông xua đuổi “cát tặc” vừa qua, họ bị một nhóm người lạ mặt tới gây áp lực, đe dọa.

Hiện nay, nhiều người dân nơi đây rất mong muốn cơ quan chức năng có giải pháp để “đẩy lùi cát tặc”, giữ cho đất đai ven sông không tiếp tục bị sạt lở.

Bắt cát tặc, xác minh tin người dân bị đe dọa

Liên quan đến vấn đề này, ngày 26/3, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Trần Ngọc Thạch – Chủ tịch UBND xã Trung Hà.

Ông Thạch xác nhận có tình trạng khai thác cát trái phép xảy ra trên địa bàn, cả ban ngày và ban đêm. “Đặc biệt thời gian giữa tháng 3, tình trạng khai thác cát làm ảnh hưởng, gây sạt lở đất của nhân dân đang canh tác,” ông Thạch cho hay.

nguoi dan chat vat giu dat vi cat tac long hanh
nguoi dan chat vat giu dat vi cat tac long hanh
Theo người dân địa phương, tàu thuyền khai thác cát rầm rộ khoảng 2 tháng gần đây.

Chủ tịch UBND xã Trung Hà ước chừng có khoảng 2ha đất đai của bà con đã bị sạt lở. Ông Thạch cho rằng, vì lực lượng của xã mỏng, khả năng nghiệp vụ có hạn nên không thể bắt được các tàu khai thác cát trái phép dưới sông.

Sau khi phát hiện tình trạng khai thác cát trái phép, UBND xã Trung Hà đã báo cáo, kiến nghị cơ quan cấp trên, trong đó có lực lượng Công an huyện, Công an tỉnh tăng cường kiểm tra, xử lý.

“Lực lượng chúng tôi có ít, khả năng, năng lực có hạn nên không thể bắt được dưới sông. Khi chúng tôi phát hiện vấn đề này thì đã báo cáo lên cơ quan cấp huyện, cấp tỉnh.

Vừa rồi, sự việc đã được cấp trên chỉ đạo kiểm tra, xử lý và tình trạng khai thác cát trái phép có lắng xuống. Hôm 19/3, lực lượng công an phát hiện, bắt giữ 2 chiếc tàu hút trái phép,” ông Thạch nói.

Chủ tịch UBND xã Trung Hà cho biết thêm, trên địa bàn xã này có 2 doanh nghiệp được cấp phép khai thác cát.

Thứ nhất là Công ty Hoàng Phát Thủ Đô. Doanh nghiệp này được tỉnh Vĩnh Phúc cấp phép khai thác cát trên sông Hồng với diện tích 32ha, thời hạn 12 năm.

Thứ hai là Công ty An Viên, được cấp phép 2 lần, lần 1 là 10,6ha, lần còn lại là 3,06ha.

Hiện tại, Công ty Hoàng Phát Thủ Đô còn phép hoạt động, riêng Công ty An Viên đang bị tạm dừng khai thác.

Lý do Công ty An Viên bị tạm dừng khai thác là do doanh nghiệp này chưa chấp hành tốt yêu cầu đóng cửa mỏ đối với số diện tích 10,6ha được cấp phép khai thác lần 1.

“Trên cơ sở chúng tôi kiến nghị, UBND tỉnh đã chấp thuận và yêu cầu Công ty An Viên tạm dừng khai thác từ tháng 1/2018.

Lý do là vì, số diện tích 10,6ha được cấp phép lần 1 của doanh nghiệp này đã hết hạn, hết phép và cơ quan chức năng yêu cầu làm thủ tục đóng cửa mỏ.

Số diện tích 3,06ha còn lại vốn vẫn còn hạn đến năm 2020. Tuy nhiên, việc chấp hành đóng cửa mỏ nói trên chưa làm được nên chúng tôi đề nghị UBND tỉnh tạm dừng việc khai thác để doanh nghiệp này chấp hành các quy định pháp luật,” ông Thạch thông tin.

Trước câu hỏi, liệu những phương tiện khai thác cát trái phép xuất hiện trên địa bàn thời gian qua có phải là của 2 doanh nghiệp nói trên hay là “cát tặc” từ nơi khác đến, ông Thạch cho biết, các tàu khai thác cát trái phép đều là tàu không số hiệu.

Về việc một số người dân phản ánh họ bị nhóm người lạ mặt đe dọa, Chủ tịch UBND xã Trung Hà nói: “Chúng tôi cũng nghe dư luận, người dân nói như vậy và hiện đang xác minh.”

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.

Do bức xúc vì đất đai bị sạt lở, người dân xã Trung Hà đang tự xua đuổi "cát tặc" bằng cách dùng gạch đá để ném, nỏ để bắn. Đây là hành động rất nguy hiểm, đặc biệt vào thời gian buổi tối. Nếu không may có người trên tàu bị trúng đá, trúng tên thì hậu quả khôn lường. Khi đó, chính những người dân xua đuổi cát tặc cũng có thể vướng vào vòng lao lý.

Trước tình hình nói trên, cơ quan chức năng cần phải vào cuộc để xử lý dứt điểm trình trạng khai thác khoáng sản trái phép, đồng thời có giải pháp để kịp thời ngăn chặn những tình huống xấu có thể xảy ra liên quan đến sức khỏe, tính mạng người dân.

nguoi dan chat vat giu dat vi cat tac long hanh Nỗi buồn của vị Uỷ viên Bộ Chính trị khi nhắc đến nơi dân 'đơn độc chiến đấu’ với ‘cát tặc’

“Người dân tay không ra thì làm sao ‘chiến đấu’ được với cát tặc? Nhưng họ vẫn phải làm vì đất thì lở, ruộng thì ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.