Người dân ôm lợn, lái máy cày 'chạy lũ'

Khi lũ tràn về, người dân huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) phải ôm lợn, chăn trâu lên nơi cao ráo để hạn chế thiệt hại.

Người Hà Tĩnh ôm lợn chạy lũ: Mưa lớn kéo dài kết hợp thủy điện xả lũ khiến nước sông dâng cao gây ngập lụt, người dân ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cuống cuồng sơ tán đồ đạc, trâu bò, lợn... lên vùng cao hơn.

Người dân ôm lợn, lái máy cày 'chạy lũ' - Ảnh 2.

Ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, 2 ngày qua Hà Tĩnh có mưa to đến rất to. Mưa lớn khiến mực nước tại Nhà máy thủy điện Hố Hô nằm ở khu vực giáp ranh hai tỉnh Quảng Bình - Hà Tĩnh lên nhanh bất thường.

Người dân ôm lợn, lái máy cày 'chạy lũ' - Ảnh 3.

Sáng 3/9, nước tại đập đã tăng lên cao trình 68,62 m, lưu lượng về hồ 1.327 m3/s. Thủy điện đã phát thông báo và mở 3 cửa tràn để điều tiết lũ với lưu lượng gần 1.300 m3/s. Thủy điện này cũng tiếp tục xả tràn để đảm bảo an toàn cho hồ đập khi lượng nước đổ về khá nhanh.

Người dân ôm lợn, lái máy cày 'chạy lũ' - Ảnh 4.

Nước lũ cuồn cuộn đổ về sông Ngàn Sâu và các vùng hạ du của huyện Hương Khê.

Người dân ôm lợn, lái máy cày 'chạy lũ' - Ảnh 5.

Dù đã có biển cấm lại gần khu vực xả lũ, một số người vẫn tập trung tại khu vực phía ngoài để theo dõi việc điều tiết ở đập thủy điện này.

Người dân ôm lợn, lái máy cày 'chạy lũ' - Ảnh 6.

Thống kê sơ bộ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hương Khê, đến chiều cùng ngày, có trên 10 xã của huyện này bị nước lũ chia cắt gây ngập cục bộ như: Gia Phố, Hương Lâm, Phúc Đồng, Phương Điền, Phương Mỹ, Lộc Yên, Hương Trạch...

Người dân ôm lợn, lái máy cày 'chạy lũ' - Ảnh 7.

Mưa lũ khiến nước sông Ngàn Sâu chảy qua địa bàn xã Hà Linh, Phương Mỹ lên nhanh và tiếp tục dâng vào chiều tối 3/9.

Người dân ôm lợn, lái máy cày 'chạy lũ' - Ảnh 8.

Mưa lớn kéo dài khiến hơn 40 hộ dân ở thôn 4, xã Hà Linh, bị nước bao vây. Nhiều đoạn đường liên thôn bị ngập hơn 1 m.

Người dân ôm lợn, lái máy cày 'chạy lũ' - Ảnh 9.

Một số đoạn đường nước quá sâu, người dân phải sử dụng thuyền để đi lại.

Người dân ôm lợn, lái máy cày 'chạy lũ' - Ảnh 10.

Nhiều tuyến đường bị ngập sâu được chính quyền địa phương lắp biển cảnh báo để người dân đề phòng, hạn chế đi qua khu vực nguy hiểm.

Người dân ôm lợn, lái máy cày 'chạy lũ' - Ảnh 11.

Mưa lớn cùng nước lũ gây ngập một số nhà dân ở cạnh sông Ngàn Sâu, xã Hà Linh. Người dân cho biết con đường mới làm không có mương thoát nước, khiến khu vực này chịu cảnh ngập úng. Khi mưa lũ đổ về, vùng này chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Người dân ôm lợn, lái máy cày 'chạy lũ' - Ảnh 12.

Trước tình hình mưa lớn vẫn tiếp tục kéo dài và nước sông Ngàn Sâu đang dâng cao, đe dọa ngập lụt, người dân khẩn trương sơ tán đồ đạc, trâu bò, lợn, gà... lên cao để tránh lũ. Nhiều gia đình sử dụng thùng phuy và tre, gỗ làm bè lớn cho gia súc trú khi nước lũ vào nhà.

Người dân ôm lợn, lái máy cày 'chạy lũ' - Ảnh 13.

Ông Huân (60 tuổi, trú xã Hà Linh) cùng người thân di chuyển máy cày và xe máy lên vị trí cao hơn để tránh nước lũ. "Máy cày, xe máy và đồ điện tử phải gửi nhờ nhà cao hơn, còn trâu bò thì từ sáng đã phải chăn lên vùng cao để buộc tạm, khi nước rút mới dám cho về", ông Huân cho hay.

Người dân ôm lợn, lái máy cày 'chạy lũ' - Ảnh 14.

Bà Nguyễn Thị Hảo (53 tuổi, xã Hà Linh) cho biết mưa lớn gây ngập nhà từ tối 2/9 đến hôm nay. Lo sợ mưa lũ tiếp tục lên nhanh, bà phải dọn đồ đạc đưa lên cao. Gà, vịt được bà nhốt vào chuồng rồi đưa lên khu vực chuồng trâu, bò để tránh nước lũ.

Người dân ôm lợn, lái máy cày 'chạy lũ' - Ảnh 15.

Trong khi đó, anh Nguyễn Quốc Hiệp (37 tuổi, xã Phúc Đồng) cũng huy động người thân di chuyển 50 con lợn rừng tránh lũ. "Nước lên nhanh, lại mưa lớn nên phải di chuyển đàn lợn lên chỗ cao. Năm nào khu vực này cũng chịu cảnh mưa lũ, lúc ấy người dân lại phải cuống cuồng dọn đồ đạc, gà, lợn chạy lũ", anh nói.

Người dân ôm lợn, lái máy cày 'chạy lũ' - Ảnh 16.

Ông Phan Văn Tuấn (xã Phúc Đồng) cho biết gia đình bắt đầu di dời tài sản từ sáng 3/9. Chiều cùng ngày nước dâng cao sát mặt đường và gần vào nhà. Trước tình hình này gia đình đã đưa trâu bò, các tài sản trong nhà đi đến khu vực an toàn.

Người dân ôm lợn, lái máy cày 'chạy lũ' - Ảnh 17.

Mưa lớn khiến các vườn bưởi đặc sản Phúc Trạch nằm ven sông bị ngập úng nặng.

Người dân ôm lợn, lái máy cày 'chạy lũ' - Ảnh 18.

“Khoảng 1.900 ha bưởi Phúc Trạch với sản lượng hơn 13.000 tấn quả của bà con chỉ mới thu hoạch được khoảng 30%. Nếu mưa kéo dài và ngập cục bộ, nguy cơ quả rụng, hư hại rất cao”, ông Lê Quang Vinh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hương Khê, nói với Zing.vn.

Người dân ôm lợn, lái máy cày 'chạy lũ' - Ảnh 19.

Để hạn chế thiệt hại, bất chấp trời mưa lớn nhiều người dân ở xã Phúc Trạch, Hương Trạch, Lộc Yên, thu hoạch bưởi và dùng xe kéo đến trung tâm thị trấn Hương Khê, gửi đi các tỉnh khác để tiêu thụ.

Thủy điện xả lũ, dân lo mất hàng nghìn tấn bưởi đặc sản: Gần 2.000 ha bưởi đặc sản Phúc Trạch ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đang trong vụ thu hoạch có nguy cơ ngập úng, rụng quả do mưa lớn kéo dài kết hợp thủy điện xả lũ.

chọn
Hình ảnh đường kết nối Hà Nội - Bắc Giang qua cầu Xuân Cẩm vừa thông xe
Tuyến đường kết nối từ nút giao Bắc Phú, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến cầu Xuân Cẩm ở Sóc Sơn, Hà Nội dài 4,2 km vừa thông xe kỹ thuật.