Vụ 3 lãnh đạo đầu ngành được ‘đất vàng’: Chủ trương của tỉnh | |
Khánh Hòa: Có hay không chuyện 3 lãnh đạo đầu ngành được ‘đất vàng’? |
Có mặt tại vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sông Hinh (khu vực xã Ea Trol, huyện Sông Hinh), hàng trăm người tại đây dùng cuốc, xẻng, xà beng đào xới nhiều ngóc ngách lòng hồ để tìm đá.
Nhiều hộ gia đình đã xuống lòng hồ thủy điện sông Hinh để đào đá đen. (Ảnh: Trần Trung) |
Không chỉ đàn ông sức dài vai rộng mà cả phụ nữ, trẻ em thậm chí có cả các cụ cao tuổi cũng ra sức xới đất tìm đá.
Xác định, việc đào đá diễn ra trong thời gian dài và gần như để dánh dấu “lãnh thổ”, nhiều nhóm người đã dựng lán trại để nghỉ ngơi, ăn uống.
Chính vì thế, tại đây cũng ra đời dịch vụ bán nước giải khát lạnh, cơm ăn đến tận nơi phục vụ cho “thợ đào”.
Gia đình nhà ông Dương Văn Hải, xã Ea Bia (huyện Sông Hinh) cho biết, đá họ “săn” là đá có màu đen nên người dân gọi là đá đen còn người ta mua làm gì thì không ai biết.
“Gia đình tôi đi đào đá đã gần tháng nay. Đá có nhiều kích cỡ, càng lớn có giá càng cao. Thời gian đầu ít người đào nên mỗi ngày có thể kiếm cả triệu đồng nhưng giờ thì ít lại rồi. Như sáng nay, đào cả buổi chỉ được vài cục nhỏ”, ông Hải nói.
Theo ông Hải, người đào đá ở lòng hồ phải lên đến hàng nghìn người, chủ yếu đến từ huyện Sông Hinh và trải dài đến huyện Sơn Hòa, Tây Hòa (Phú Yên).
Đào gần hộ ông Hải là gia đình ông Tâm cũng có ba người đi đào đá. Ông Tâm góp thêm vào câu chuyện: “Bà con đa số là nông dân nên thấy đào đá có thu nhập nên đi đào vài chục hôm biết đâu đổi đời. Bởi, tìm đá đen chẳng khác gì đi đào vàng, chủ yếu là do may rủi”.
Đá đen được cho là để làm các sản phẩm trang sức và mặt đồng hồ. (Ảnh: Trần Trung) |
Tuy nhiên, đối với những người đào trúng, mỗi ngày có thể kiếm trên vài triệu đồng đều có bí quyết. Theo họ, việc xác định được khu vực nào có đá đen là dựa vào lớp đất trên mặt.
“Tôi hay để ý khu nào có lớp đất trắng hiện rõ trên bề mặt, chịu khó đào sâu là sẽ có đá đen nhưng đá to hay nhỏ, nhiều hay ít thì “tùy duyên”.Đôi lúc, chỉ vào cuốc là đá đen lộ rõ nhưng cũng có khi đào hố sâu hơn đầu người vẫn không được một viên”, ông Sáng – một người đào đá tiết lộ.
Gia đình bà Hồng ở xã Ea Trol, huyện Sông Hinh, được cho là gặp mỏ đá đen khẳng định có ngày đào được hơn 20 kg đá, bán cho thương lái thu hơn chục triệu đồng mỗi ngày.
“Người ta đào đá đen khoảng tháng nay, tôi nghe thương lái nói có người đã bán cho họ gần một tấn đá. Tôi thì hên xui lắm, có ngày đào được vài chục ký cũng có ngày chỉ được vài cục nhỏ. Buôn tôi nhiều gia đình trúng lắm. Tôi chỉ thuộc dạng vừa phải”, bà Hồng cho biết.
Do giá đá đen cao nên nhiều người đã gác công ăn việc làm đi đào đá. (Ảnh: Trần Trung) |
Hiện giá thu mua đá loại 1 (3 viên/kg) có giá lên đến 3 triệu đồng/kg, đá loại 2 (từ 8 đến 10 viên/kg) có giá 1 triệu đồng, đá loại 3 (đá xô, chủ yếu là loại nhỏ) giá 400.000 đồng/kg.
Do lượng người đào nhiều nên giá đá xô giảm xuống còn khoảng 340.000 đồng/kg, riêng đá loại 1 vẫn giữ mức cao.
Chính giá đá đen được mua với giá cao khiến mỗi ngày càng có nhiều người đổ xô đến lòng hô đào xới khiến vùng bán ngập lòng hồ thủy điện rộng lớn bị xới tung.
Ông Ksor Y Phun, Phó Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh cho biết, tình trạng đào và thu mua đá đen đã có trước đây nhưng phạm vi mà mức độ nhỏ hơn.
“Hiện việc đào đá đen ở vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sông Hinh thuộc địa phận 3 xã là Đức Bình Đông, Ea Trol và Sông Hinh. Người dân đào đá theo kiểu “da báo” chứ không phải tập trung vào một điểm.
UBND huyện Sông Hinh đã yêu cầu các cơ quan chức năng tìm hiểu rõ việc mua bán và mục đích sử dụng loại đá này để có hướng quản lý vì đây cũng là một loại khoáng sản”, ông Y Phun thông tin.
Qua kiểm tra thực tế, UBND huyện Sông Hinh đã yêu cầu các địa phương vận động người dân không tiếp tục đào tìm đá đen.
Đóng đá đen này có giá hơn 10 triệu đồng. (Ảnh: Trần Trung) |
Việc tập trung đông người để đào đá dễ phát sinh nguy cơ mất an ninh, trật tự. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn biến xấu huyện Sông Hinh sẽ có phương án truy quét toàn bộ.
Tuy nhiên, người dân đào đá cho biết, khoảng ba tuần nữa là đến mùa mưa, lòng hồ này sẽ ngập nước việc đào đá sẽ chấm dứt do đó họ tăng cường người và tranh thủ đào đá.
'Cấm cửa' khoai tây Trung Quốc tại chợ nông sản Đà Lạt
Sau khi thực hiện lệnh cấm nông sản Trung Quốc tại chợ nông sản Đà Lạt, cơ quan chức năng đã kiểm tra và phát ... |
Khách nước ngoài trộm cắp trên tàu bay, bị từ chối vận chuyển
Thông tin từ Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), thời gian vừa qua, Vietnam Airlines đã phát hiện và bắt quả tang ... |
Thương lái Trung Quốc ép giá, rong mơ Khánh Hòa lao đao
Mùa rong mơ tại Khánh Hòa đang bước vào cuối vụ, sản lượng rong mơ tăng cao nên người dân bị ép giá từ thương ... |