Người Thủ đô phì cười vì sự 'tân cổ giao duyên' của bích hoạ trên phố Phùng Hưng

Sau khi hoàn thiện, Dự án Bích hoạ trên phố Phùng Hưng nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Rất nhiều ý kiến ủng hộ về việc "thay áo mới" cho góc phố cũ nhưng cũng có một số thắc mắc về các tác phẩm của dự án.
nguoi thu do phi cuoi vi su tan co giao duyen cua bich hoa tren pho phung hung

Nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng được tác giả đưa vào tác phẩm Tuần lễ thời trang Phố Cổ.

Trong những ngày qua, trên một số trang mạng xã hội có nhiều người chia sẻ bức ảnh tác phẩm Tuần lễ thời trang Phố Cổ " và bình luận hài hước và mỉa mài vì trong bức phù điêu có những chi tiết được lấy từ đặc trưng hoặc biểu tượng của nhiều hãng thời trang "hàng hiệu" trên thế giới. Theo đó, trên bức phù điêu này, các em nhỏ múa lân mặc đồ Louis Vuitton, Gucci, Versace, Chanel, Hermes, Burberry...

Đa số các ý kiến đều thừa nhận rằng đây là một bức phù điêu đẹp nhưng việc vẽ tranh dân gian nhưng tác giả cố tình đưa những thương hiệu thời trang nổi tiếng vào trang phục thiếu nhi là không hợp lý, thậm chí "kỳ cục và dị hợm" vì sự "tân cổ giao duyên" quá "thô".

Chia sẻ về ý tưởng của bức phù điêu này, tác giả Xuân Lam (một nghệ sĩ 9x) đã viết trang facebook cá nhân: "Làn sóng toàn cầu hóa du nhập vào Việt Nam cùng với guồng phát triển kinh tế mang theo những giá trị mới mẻ cùng những sản phẩm xa xỉ. Từ chỗ “ăn no mặc ấm”, nhu cầu của người dân được nâng tầm lên “ăn ngon mặc đẹp”.

Mới ngày nào, những bộ trang phục giản dị, đơn sắc còn ngự trị khắp chốn thì giờ đây, bóng dáng của những thương hiệu thời trang quốc tế đã không còn xa lạ trên phố phường. Từ hiện thực nhìn về quá khứ, có bao giờ mỗi chúng ta tự hỏi, nếu những nhân vật dân gian, với sức sống trường tồn của mình, bước ra khỏi các tác phẩm nghệ thuật, thì giờ đây sẽ trông thế nào? Bất chợt hình ảnh những em bé trong tranh “Múa rồng” hiện lên, và biết đâu, trong một xã hội hiện đại, sẽ mang trên mình những bộ đồ thời thượng hơn".

nguoi thu do phi cuoi vi su tan co giao duyen cua bich hoa tren pho phung hung

Việc phối hợp bức ảnh Nụ hôn Quảng trường Thời Đại vào không gian phố cổ Hà Nội bị nhiều người phản đối.

Bên cạnh tác phẩm Tuần lễ thời trang Phố Cổ, tác phẩm Nụ hôn của tác giả Trí Mạnh cũng nhận được nhiều phản đối về việc kết hợp bức ảnh nổi tiếng Nụ hôn quảng trường Thời Đại với bối cảnh phố cổ. Trong bức ảnh nguyên bản, một thuỷ thủ đã ôm ghì lấy một nữ ý tá không quen biết trên quảng trường Thời Đại (Mỹ) khi nghe tin chiến tranh thế giới thứ 2 đã kết thúc.

Quan sát tác phẩm, chúng ta có thể thấy tác giả đã tái hiện lại hình ảnh nụ hôn của người thuỷ thủ nhưng không phải với nữ y tá mà lại với một người phụ nữ Việt Nam vai mang quang gánh và mặc áo tứ thân. Không gian của tác phẩm cũng không phải là Quảng trường Thời đại mà thấp thoáng phía xa giống như chợ Đồng Xuân của phố cổ Hà Nội.

Một số người dân Thủ đô cho rằng, bức bích hoạ này đã "cưỡng bức ý tưởng" một cách rất vụng về.

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến khác cho rằng về tổng thể, các bức bích hoạ trên phố Phùng Hưng đã mang đến một sự tươi mới và sống động, giàu chất nghệ thuật nhờ những nét phá cách như bức phù điêu "Tuần lễ thời trang phố cổ" hay tác phẩm "Nụ hôn".

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.