Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trước di ảnh cố Thủ tướng Phan Văn Khải. Ảnh: Đình Phú |
Đến viếng sớm nhất có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang...
Ông Lê Hồng Anh, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban bí thư, đến viếng và viết sổ tang tưởng nhớ cố Thủ tướng Phan Văn Khải. Ảnh: Đình Phú |
“Ngoài đóng góp toàn diện cho sự nghiệp chung trên các lĩnh, mỗi vị lãnh đạo có một thế mạnh, năng lực riêng. Thế mạnh của ông Sáu Khải là tư duy kinh tế tốt, nhiều đóng góp lớn, có thành quả ngay khi ở TP.HCM làm Chủ tịch UBND TP.HCM và đặc biệt là ở cương vị đứng đầu Chính phủ. Thành tựu đổi mới có nhiều thế hệ lãnh đạo đóng góp công sức, nhưng ông Sáu Khải có đóng góp rất quan trọng về mặt đổi mới kinh tế, bởi ông Sáu Khải trong suốt quá trình cống hiến chủ yếu làm công tác chính quyền, hành pháp”, ông Trương Tấn Sang nói thêm.
Ngoài những đóng góp đặc biệt quan trọng trong nhiều lĩnh vực, theo ông Trương Tấn Sang, ông Sáu Khải là người gần gũi, thân tình, chia sẻ, kể cả khi giữ trọng trách Thủ tướng Chính phủ.
Ông Trương Tấn Sang chia sẻ thêm: “Phong cách ông Sáu Khải rất gần gũi. Cán bộ luôn kính trọng, thương yêu. Ông đóng góp nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực đổi mới kinh tế của cả ở TP.HCM lẫn Trung ương. Nhớ nhất là khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 - 1998 ảnh hưởng lớn tới Việt Nam, nhưng trên cương vị người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Phan Văn Khải đã chèo lái con tàu kinh tế, khắc phục được”.
“Những đóng góp của ông Sáu Khải thì người dân sẽ đánh giá chính xác nhất”, ông Trương Tấn Sang, đúc kết.
Ông Trương Tấn Sang trước linh cữu của cố Thủ tướng Phan Văn Khải. Ảnh: Đình Phú |
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải sinh ngày 25.12.1933; quê quán H.Củ Chi, TP.HCM; là một trong những nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ở chặng đường đầu của công cuộc đổi mới - phát triển đất nước.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải là người tích cực và quyết tâm xây dựng thể chế theo tinh thần đổi mới, phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân, đi đôi với mở cửa, hội nhập quốc tế.
Trong gần hai nhiệm kỳ của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, những luật căn bản trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới và mở cửa được xây dựng.
Chính phủ nhiệm kỳ của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải được đánh dấu bằng việc ban hành luật Doanh nghiệp đồng thời bãi bỏ hàng trăm loại “giấy phép mẹ”, “giấy phép con”; trải qua nhiều vòng đàm phán gay go trong tiến trình Việt Nam gia nhập WTO...
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng (năm 2014) để ghi nhận những cống hiến của ông trong sự nghiệp cách mạng.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải được đưa qua Singapore điều trị từ 14.1.2018 đến 20.2.2018 thì trở về, tiếp tục được điều trị tích cực tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đến nay.
Do tuổi cao (85 tuổi), đã mắc một số bệnh mãn tính về hô hấp, tim mạch…, nên từ khi trở về Việt Nam điều trị, sức khỏe của nguyên Thủ tướng có được cải thiện nhưng vẫn trong tình trạng nặng.
Theo chương trình lễ tang, linh cữu nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải quàn tại quê nhà, đến tối 19.3 sẽ được di quan lên Hội trường Thống Nhất (Q.1, TP.HCM) tổ chức tang lễ theo nghi thức quốc tang trong 2 ngày 20 - 21.3, sau đó được an táng tại quê nhà H.Củ Chi vào sáng 22.3.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải: Quyết đoán, bản lĩnh và luôn đau đáu 'nuôi con gì, trồng cây gì để người dân thoát nghèo?'
Nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải là người lãnh đạo đầu tiên của Việt Nam thăm chính thức Mỹ. Sinh thời, ông được ... |
Thời sự 11:30 | 22/03/2018
Thời sự 00:29 | 22/03/2018
Thời sự 10:22 | 21/03/2018
Thời sự 08:53 | 21/03/2018
Thời sự 07:43 | 21/03/2018
Thời sự 08:09 | 20/03/2018
Thời sự 04:03 | 20/03/2018
Thời sự 00:45 | 20/03/2018