Nguyên tắc 'nghi ngờ hợp lý' trong tố tụng hình sự

Theo quy định pháp luật, người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
nguyen tac nghi ngo hop ly trong to tung hinh su
Một phiên tòa hình sự . Ảnh: Ngọc Hoa

Điều 13 luật tố tụng hình sự năm 2015 (chưa có hiệu lực) quy định: "Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội”.

Việc tiếp thu nguyên tắc "nghi ngờ hợp lý" trong luật hình sự sửa đổi đã mở ra lối thoát cho các vụ án oan, sai. Nó sẽ giúp chấm dứt quá trình tranh cãi bất tận giữa các quan điểm buộc tội và gỡ tội.

Theo quy định trên, không ai có thể bị coi là có tội khi tội phạm do họ thực hiện chưa được chứng minh theo đúng các quy định của BLTTHS năm 2015 và chưa được xác định bằng bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Tức là, người bị buộc tội chỉ có thể bị coi là có tội khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Trong pháp luật hình sự, thuật ngữ “người bị buộc tội” dùng để chỉ người đã thực hiện hành vi được BLHS quy định là tội phạm, hành vi của người đó đã cấu thành tội phạm. Thuật ngữ “người bị buộc tội” chỉ một thực tế khách quan là một người đã thực hiện tội phạm chứ không phải tùy thuộc vào nhận định chủ quan của các cơ quan tiến hành tố tụng. Do vậy, thuật ngữ “người bị coi là có tội” khác với thuật ngữ “người bị buộc tội”.

Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội. BLTTHS năm 2015 tuy không quy định quyền im lặng của người bị bắt, bị tạm giam, của bị can, bị cáo thành một nguyên tắc riêng nhưng việc quy định “Người bị buộc tội được quyền không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội” đã mặc nhiên thừa nhận quyền im lặng của những người này.

Để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội, trên cơ sở đó truy cứu, áp dụng trách nhiệm hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh được người bị buộc tội là người thực hiện hành vi phạm tội nào đó được quy định trong BLHS. Nếu không chứng minh được một người đã thực hiện tội phạm thì không thể kết tội người đó. Chứng minh tội phạm là một quá trình diễn ra ở cả ba giai đoạn điều tra - truy tố - xét xử. Ba giai đoạn này độc lập nhưng lại có cơ chế giám sát, chế ước, bổ sung cho nhau nhằm bảo đảm việc kết tội được chính xác, không làm oan người không phạm tội.

Người bị buộc tội không có nghĩa vụ chứng minh sự vô tội của mình. Điều 15 BLTTHS năm 2015 quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội”.

Người bị buộc tội được quyền không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.

Nguyên tắc suy đoán vô tội còn có tác dụng giảm bớt tình trạng kéo dài thời gian giải quyết vụ án do phải điều tra bổ sung theo yêu cầu của Viện kiểm sát hoặc Tòa án, nên hồ sơ vụ án phải trả đi trả lại nhiều lần.

Nguyên tắc suy đoán vô tội còn bảo vệ được quyền của người bị tình nghi, bị can, bị cáo. Hoạt động tố tụng hình sự bao gồm hai nhiệm vụ: Bảo vệ xã hội tchống lại hành vi xâm hại từ phía tội phạm và bảo vệ cá nhân người bị buộc tội chống lại sự xâm hại quyền con người từ phía công quyền.

Suy đoán vô tội còn đem đến sự cân bằng trong hoạt động tố tụng hình sự giữa một bên là Nhà nước với bộ máy điều tra, truy tố, xét xử được hậu thuẫn bằng quyền lực Nhà nước với một bên yếu thế hơn là người bị tình nghi, bị can, bị cáo.

Như vậy, không chỉ là quyền của người bị buộc tội, nghĩa vụ của bên buộc tội, mà còn thể hiện giá trị của văn minh nhân loại trong việc bảo vệ quyền con người, suy đoán vô tội còn phù hợp với quy luật của nhận thức trong tố tụng hình sự: Một người luôn vô tội khi Nhà nước không chỉ ra được những bằng chứng chống lại điều này và chứng minh được họ có tội.

Suy đoán vô tội là một nguyên tắc tiến bộ. Nguyên tắc này bảo vệ chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự và lợi ích của người bị truy cứu trách nhiệm hình sự là khi cơ quan tố tụng không chứng minh được hành vi phạm tội thì phải suy đoán theo hướng ngược lại. Ngoài ra, nguyên tắc suy đoán vô tội cũng đặt ra yêu cầu cao hơn cho những người tiến hành tố tụng trong việc chứng minh tội phạm.

Nguyên tắc suy đoán vô tội có quan hệ chặt chẽ với nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa. Bởi vì nếu đã bị coi là có tội ngay từ khi chưa xét xử thì việc thực hiện quyền bào chữa của người bị buộc tội chỉ còn là hình thức. Đảm bảo quyền bào chữa là cơ sở quan trọng để bảo vệ quyền con người. Vì vậy, Hiến pháp năm 2013 cũng đã quy định rõ quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư, người khác bào chữa của những người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.

nguyen tac nghi ngo hop ly trong to tung hinh su Vụ hoa hậu Phương Nga cần điều tra bổ sung vấn đề gì?

Liên quan đến vụ hoa hậu Phương Nga, TAND TP HCM đề nghị Viện KSND TP HCM điều tra việc ngụy tạo hồ sơ, xâm ...

nguyen tac nghi ngo hop ly trong to tung hinh su Được tại ngoại nhưng hoa hậu Phương Nga có đáng để tung hô?

Quan hệ tình cảm với người đàn ông có vợ con, chấp nhận hợp đồng tình ái với giá 16,5 tỷ đồng... thế nhưng Phương ...

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn hoặc xuanthuandong@gmail.com

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại: vietnammoi.vn

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.