Nhà máy in tiền lớn nhất thế giới sắp… hết tiền

Theo Bloomberg, De La Ru - nhà sản xuất tiền giấy thương mại lớn nhất thế giới, đang phải đối mặt với một tương lai không chắc chắn khi sắp hết tiền.

Nhà máy in tiền gặp khó vì hết tiền

Những người hâm mộ lí thuyết tiền tệ hiện đại hợp thời sẽ nói với bạn rằng các Chính phủ không thể hết tiền, vì họ luôn có khả năng in thêm tiền để trả lãi cho các khoản nợ. Thật không may cho De La Ru - một công ty in tiền của Anh, và cũng là một trong những công ty thương mại in tiền giấy lớn nhất thế giới, lí thuyết này lại không dành cho họ.

Cổ phiếu của De La Ru đã mất hơn 1/5 giá thị trường trong đầu tuần này, sau khi công ty ngừng chia cổ tức, cũng như đưa ra cảnh báo về khả năng dừng hoạt động trong tương lai.

Zing_My__In_tien_1

De La Ru - nhà sản xuất tiền giấy thương mại lớn nhất thế giới đang phải đối mặt với một tương lai không chắc chắn, khi sắp hết tiền. (Ảnh: Bloomberg).

Sau sự ra đi gần đây của một loạt các nhân sự cấp cao, như giám đốc điều hành, chủ tịch và các nhà quản lí, một cảnh báo như vậy có thể sẽ làm mất lòng các khách hàng Chính phủ và thương mại quan trọng của De La Ru.

Bên cạnh việc in tiền, De La Ru còn tham gia vào các hoạt động nhạy cảm khác, bao gồm in hộ chiếu và chế tạo các nhãn xác thực chống giả. Clive Vacher, CEO mới của công ty, người đã có kinh nghiệm xoay chuyển tình thế trong kinh doanh, cũng đang gặp khó trong trường hợp của De La Ru.

Đối với những người gần như thực hiện các hoạt động giao dịch tài chính không tiền mặt, sự thất sủng của De La Ru hoàn toàn không phải là điều quá bất ngờ, khi các hoạt động in tiền chiếm phần lớn doanh thu. Mặc dù hiện tại nhu cầu sử dụng tiền giấy vẫn có một chỗ đứng trong nền kinh tế, nhưng trong dài hạn thì sẽ là một vấn đề hóc búa, mà những công ty tồn tại phụ thuộc vào việc in tiền như De La Ru phải đối mặt.

Hiện tại, De La Ru cũng đang phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng khác. Năm 2018, họ đã để mất một hợp đồng in hộ chiếu béo bở của Anh, sau sự kiện Brexit, cho một đối thủ khác ở Pháp. Các lệnh trừng phạt cũng khiến cho công ty này không thể thực hiện được các hoạt động in tiền cho Venezuela - một quốc gia Nam Mỹ đang ở trong tình trạng siêu lạm phát.

Ngoài ra, việc ra đi của những nhân sự cấp cao cũng đã làm suy yếu tinh thần nhân viên trong công ty.

Ưu tiên của vị CEO mới là cắt giảm chi phí để tiết kiệm tiền mặt. Loại bỏ khoảng 25 triệu bảng Anh, tức 32 triệu USD các khoản thanh toán cổ tức hàng năm, là khó khăn nhưng cần thiết để trợ giá cho cổ phiếu, trước bối cảnh tình hình tài chính xấu đi.

Được biết, các khoản nợ ròng 171 triệu bảng của De La Ru hiện đã vượt qua mức vốn hoá thị trường của công ty. Các giao ước trên cơ sở thấu chi ngân hàng là 275 triệu bảng, sẽ hết hạn vào cuối năm 2021. 

De La Ru được cho là đang tiến gần hơn tới bờ vực của sự phá sản.

Công ty đã giảm khoảng 80% giá thị trường từ đầu năm 2017. Để giải quyết tạm thời những khó khăn trước mắt, De La Ru cũng đã phải bán đi một số tài sản giúp thu về khoảng 40 triệu bảng nhằm trang trải nợ nần.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.