Nhà sáng lập công ty công nghệ đối tác của Unilever, Vingroup đi gọi vốn triệu đô trả lương nhân viên nhưng ra về trắng tay

Trong tập 5 của Thương vụ bạc tỉ (Shark Tank Việt Nam) mùa 3, một tiến sĩ công nghệ máy tính đã từ bỏ công việc với mức lương đến 200.000 USD/năm tại nước ngoài để về Việt Nam thành lập công ty trí tuệ nhân tạo.

Sau 4 tập liên tiếp có tỉ lệ gọi vốn thành công cao kỉ lục, Shark Tank Việt Nam mùa 3 có tập 5 ảm đạm, với duy nhất 1 startup được đầu tư. Hai startup còn lại đều có sản phẩm công nghệ cao, ý nghĩa ứng dụng lớn, nhưng vướn điểm chung là định giá doanh nghiệp quá khủng.

Tiến sĩ công nghệ gọi vốn triệu đô để trả lương cho nhân viên

EyeQ Tech là công ty trí tuệ nhân tạo chuyên về nhận dạng gương mặt, hành động, sản phẩm với công nghệ Visua AI, được nhà sáng lập Lê Mai Tùng đem đến gọi vốn. Trí tuệ nhân tạo của công ty này có khả năng biến camera thông thường thành camera thông minh.

Nhà sáng lập trẻ đưa ra 2 lời đề nghị: 1 triệu USD cho 3,3% cổ phần hoặc 2 triệu USD cho 6,6% cổ phần. Số tiền này sẽ được Mai Tùng chi trả lương cho các kĩ sư Việt Nam đang làm việc, đội ngũ bán hàng và dự kiến thuê thêm các kĩ sư từ Ấn Độ, Pakistan sang làm việc.

eyeQ (1)

Tiến sĩ Lê Mai Tùng muốn dồn toàn bộ 1-2 triệu USD gọi vốn để trả lương cho nhân viên. (Ảnh: Ngọc Diễm).

Lí giải con số gọi vốn khủng trên, Mai Tùng cho biết anh dựa vào doanh thu EyeQ Tech có thể đạt được trong 1 năm tới. 

Công ty được thành lập từ tháng 10/2017. Theo Mai Tùng, trong 2 năm đầu, công nghệ còn sơ khai nhưng đã có Unilever và Vinpearl là khách hàng. Doanh thu 2018 đạt 1,5 tỉ đồng. Vì chỉ tốn chất xám nên biên lợi nhuận gộp lên đến 90%. Theo đó, doanh thu kì vọng trong 12 tháng tới sẽ là 1 triệu USD.

Nhà sáng lập khẳng định: "EyeQ Tech là công ty đầu tiên có dữ liệu khách hàng trong ngành bán lẻ và ngân hàng nhiều nhất Việt Nam".

Nhà sáng lập Lê Mai Tùng khẳng định ứng dụng của công nghệ này rất lớn. Công ty đã phối hợp với một đơn vị ngân hàng thử nghiệm thành công dịch vụ rút tiền bằng nhận diện gương mặt tại máy ATM, đảm bảo khó có khả năng giả dạng và rủi ro như rút bằng thẻ ATM.

Với các nhà máy, xí nghiệp, Visua AI có thể nhận diện những hành động bất thường của công nhân, để kiểm soát quy trình tốt hơn. 

Trong ngành bán lẻ, công nghệ này giúp đo thời gian chờ của khách và xác định khu vực, sản phẩm nào được ưa chuộng nhất. Từ đó, người bán hàng tìm hiểu được thị hiếu sâu xa của khách hàng, dễ dàng chốt sale.

68775255_2401845060135780_700025406631182336_o

Các "cá mập" được trải nghiệm công nghệ thanh toán thông minh của EyeQ Tech. (Ảnh: Fanpage Shark Tank Việt Nam).

Đặc biệt, trong giáo dục, Visua AI có thể tạo lập hệ thống điểm danh học sinh chuẩn xác, từ đó, thông báo chính xác tình trạng an ninh lớp học và con cái cho các phụ huynh. Ngoài ra, hệ thống này còn phân tích được giáo viên lớp học nào có khả năng dạy khiến học sinh thích thú.

Bỏ lương 200.000 USD/năm ở nước ngoài về Việt Nam khởi nghiệp

Chia sẻ về câu chuyện của mình, Lê Mai Tùng cho biết bản thân là một tiến sĩ công nghệ máy tính. Trước đây, anh từng làm việc tại nước ngoài với mức lương đến 200.000 USD/năm. Thế nhưng anh đã từ bỏ công việc để trở về nước với mong muốn lập nên đế chế trí tuệ nhân tạo Việt Nam.

Từng tham gia Shark Tank mùa đầu tiên với starup về công nghệ quảng cáo, vị tiến sĩ trẻ cho rằng: "Rất may không Shark nào đầu tư". Giờ đây, dự án mà anh sở hữu hoàn toàn này sẽ là nguồn kinh phí dự phòng, để Mai Tùng đầu tư hoàn toàn cho EyeQ Tech.

Shark Việt, Shark Hưng và Shark Liên rất ưng ý với công nghệ này, nhưng tỉ lệ cổ phần thấp trong khi số vốn quá lớn khiến cả 3 đều từ chối.

69547999_2401842846802668_6952191994995146752_o

Dù "hợp gout" nhưng Shark Dzung và Shark Thủy đều khó đầu tư với mức định giá quá khủng. (Ảnh: Fanpage Shark Tank Việt Nam).

Shark Thủy vốn thích định hướng của startup này nhưng cũng từ chối. Shark Thủy giải thích: "Định giá của những công ty như vậy chỉ loanh quanh 1 triệu USD, công ty của bạn đến nay ra mắt thị trường hơn một năm doanh thu mới 1,5 tỉ đồng, thì không có lí gì định giá 33 triệu USD. Như vậy quá xa so với hình dung của nhà đầu tư".

Cho rằng công nghệ mà không thương mại hóa thì chỉ là "công nghệ đắp chiếu", Shark Dzung Nguyễn chia sẻ: "Thứ bạn đang kì vọng với những gì mà các Shark có thể sẵn sàng hỗ trợ quá chênh lệch, nên tôi không thể đưa ra lời đề nghị. 

Thêm nữa, về cơ bản trí tuệ nhân tạo chỉ giỏi ở một số lĩnh vực mà mình đào tạo cho nó. Bạn đang làm rất nhiều lĩnh vực, AI sẽ bị phân tán, và chỉ thông minh ở mức vừa vừa thì rất khó để ứng dụng".

Ra về tay trắng, Lê Mai Tùng vẫn mong rằng các nhà đầu tư vẫn có thể hợp tác với EyeQ Tech dưới cương vị là một khách hàng.

 Vị kĩ sư trẻ này tự tin: "Về mảng công nghệ, một khi đã vượt qua giai đoạn khó khăn khi khởi tạo thì giai đoạn mở rộng về sau khá thuận lợi. Nhận dạng mặt người thì ai cũng có thể làm được nhưng có đúng trên 98% như độ chính xác của chúng tôi hay không thì khi vận hành mới có thể rõ".

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.