GS.TS Phan Văn Kha dẫn gải, quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đã được đề cập trong nhiều công trình khoa học của các tác giả nước ngoài, tiêu biểu như: Nyborg; P. Philip G, Altbach, Lingenfelter, P E, Enders, J., Zaghloul Morsy (6,7, 8) và trong các công trình của một số nhà khoa học Việt Nam, như: Tràn Quốc Toản, Đặng ứng Vận, Phan Văn Kha, Nguyễn Tiến Hùng, Nguyễn Việt Hùng, Phạm Thị Lan Hương, v.v.
Nhìn chung, các tác giả thống nhất quan niệm về quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục là khả năng hoạt động theo các lựa chọn của mình để hoàn thành sứ mạng và được xác định bởi một số quyền hạn và trách nhiệm ghi trong luật pháp và hệ thống văn bản pháp quy.
Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục là quyền được pháp lý hóa trong việc chủ động điều hành, quản lý và triển khai các công việc có sự hạn chế can thiệp từ bên ngoài, là khả năng hoạt động theo các lựa chọn ưu tiên của mình để hoàn thành sứ mạng, mục tiêu và các giá trị của tổ chức.
Đề cập đến vấn đề trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, GS.TS Phan Văn Kha cho rằng, đây là trách nhiệm đối với xã hội của tổ chức/hoặc người đứng đầu được giao quyền trong phạm vi quy định của pháp luật về những quyết định, hoạt động và kết quả của những hoạt động.
Trách nhiệm xã hội liên quan trước hết tới những người có thẩm quyền và quy định phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của họ; những người được giao quyền lực phải chịu trách nhiệm trước một cá nhân hoặc tập thể nào đó; tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, sẵn sàng giải thích các quyết định có kèm theo minh chứng khi được hỏi và có trách nhiệm làm rõ những vấn đề xã hội đặc biệt được quan tâm như: chất lượng giáo dục và kết quả học tập của học sinh, sinh viên; tài chính và huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực; kết quả trong việc đạt được các mục tiêu đặt ra; v.v.
Trách nhiệm xã hội bao gồm trách nhiệm bên trong và trách nhiệm bên ngoài tức là trách nhiệm đối với chính nhà trường và trách nhiệm đối với cả xã hội nói chung.
Trách nhiệm bên trong cơ sở giáo dục là trách nhiệm với khách hàng bên trong cơ sở giáo dục bao gồm: cán bộ, nhân viên, giáo viên, học sinh...; trách nhiệm bên ngoài cơ sở giáo dục là trách nhiệm với khách hàn bên ngoài như: Bộ, địa phương, cộng đồng, doanh nghiệp…
Tính chịu trách nhiệm phải đi đôi với quyền tự chủ, tự chủ về lĩnh vực gì thì sẽ phải chịu trách nhiệm về vấn đề đó. Ảnh minh họa/internet. |
Để đánh giá tính tự chủ và hệ thống chịu trách nhiệm thông qua kết quả hoạt động của các cơ sở giáo dục và công khai kết quả thực hiện với công chúng cần phải lựa chọn và vận dụng mô hình, quy trình đảm bảo chất lượng giáo dục phù hợp.
Theo GS.TS Phan Văn Kha,quyền tự chủ cũng bao hàm tính chịu trách nhiệm. Tính chịu trách nhiệm phải đi đôi với quyền tự chủ, tự chủ về lĩnh vực gì thì sẽ phải chịu trách nhiệm về vấn đề đó.
Hiện nay, Nhà nước giao quyền tự chủ lớn hơn cho các trường đại học đồng nghĩa các trường đại học phải chịu trách nhiệm lớn hơn về chương trình đào tạo, về chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, tài chính, phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý, số lượng sinh viên, văn bằng/chứng chỉ.
Đồng thời, trách nhiệm xã hội phải đi đôi với quyền tự chủ, tức là tất cả các lĩnh vực giáo dục được giao quyền, trách nhiệm tự ra quyết định và triển khai thực hiện, thì quá trình ra quyết định và thực hiện cần phải đảm bảo tính minh bạch và cần phải công khai, phải chịu trách nhiệm với các quyết định.
Cũng theo GS.TS Phan Văn Kha, để quyền tự chủ và tính chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục được phát huy và đóng góp thiết thực cho sự nghiệp phát triển giáo dục đòi hỏi phải xây dựng được một hệ thống chịu trách nhiệm đa chiều, với sự tham dự chia sẻ trách nhiệm giữa giáo dục và các bên liên đới.
Thực tế, muốn xây dựng một hệ thống chịu trách nhiệm thành công, thì ngay từ đầu cần phải làm rõ ai chịu trách nhiệm, trách nhiệm về cải gì và với ai? Để cơ sở giáo dục không chỉ chịu trách nhiệm với Nhà nước, cấp trên (các nhà quản lý và cơ quan quản lý giáo dục), mà còn chịu trách nhiệm với khách hàng (học sinh, sinh viên, phụ huynh, các chủ doanh nghiệp, V.V...), với những nhà tài trợ và với cộng đồng, các bên liên đới.
Tuy nhiên, GS.TS Phan Văn Kha cho rằng, để xây dựng được hệ thống chịu trách nhiệm với cấp trên đòi hỏi phải xây dựng được bộ tiêu chí hay chuẩn giáo dục, từ đó hình thành nên bộ chỉ số đo thực hiện để có thể đánh giá được kết quả hoạt động của từng cơ sở giáo dục và còn có thể so sánh được kết quả thực hiện giữa các cơ sở khác trong phạm vi quốc gia và quốc tế.
Mặt khác, để xây dựng được hệ thống chịu trách nhiệm với khách hàng cần xây dựng hệ thống giáo dục định hướng khách hàng, thông qua việc: lôi cuốn khách hàng tham dự vào việc quản lý cơ sở giáo dục qua mô hình hội đồng trường, để biến mong muốn của khách hàng thành sự thật; hoặc tăng cường tính cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục để khách hàng có thêm nhiều lựa chọn.
Tăng cường tiếng nói của khách hàng trong quá trình xây dựng các mục tiêu, chiến lược và chương trình giáo dục, cung cấp và công khai hoá thông tin về kết quả hoạt động của các cơ sở giáo dục, vì mục tiêu nâng cao chất lượng và gây dựng lòng tin trong công luận; và phải tạo môi trường thuận lợi giúp khách hàng bộc lộ mong muốn và yêu cầu của mình với cơ sở giáo dục.
Bộ GD&ĐT cần chấn chỉnh trước hàng loạt sai sót sau khi bị thanh tra
Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, Bộ GD&ĐT đã thực hiện chế độ lương, phụ cấp đối với giáo viên còn nhiều bất cập, ảnh ... |