Nhiều sai phạm trong vụ phá rừng đặc dụng làm hầm Đèo Cả

Báo cáo của Thanh tra Chính phủ cho thấy có nhiều sai phạm trong vụ phá rừng đặc dụng làm hầm Đèo Cả.
nhieu sai pham trong vu pha rung dac dung lam ham deo ca
Hầm đường bộ Đèo Cả. Ảnh: Báo Khánh Hòa

Mới đây, Thanh tra Chính phủ đã có báo cáo kết quả kiểm tra việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiên Dự án khai thác khoáng sản đất san lấp vât liệu xây dựng thông thường phục vụ thi công Dự án Hầm đường bộ Đèo Cả của Công ty cổ phần tập đoàn Hải Thạch.

Được biết, khu vực được lựa chọn khai thác có diện tích 16ha tại thôn Hảo Sơn (Hòa Xuân Nam, Đông Hòa, Phú Yên) đang được quy hoạch là đất rừng đặc dụng do Ban quản lý rừng đặc dụng Đèo Cả quản lý, có chức năng bảo vệ di tích lịch sử, vãn hóa, danh lam thắng cảnh, là khu vực cấm hoạt động khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản.

Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, việc xác định, giới thiệu địa điểm đầu tư và quá trình lập, thẩm định phê duyệt, triển khai thực hiện Dự án đã để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm như sau:

Việc UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt bổ sung điểm quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Phú Yên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, trong đó có mỏ đất san lấp vật liệu xây dựng thông thường tại thôn Hảo Sơn, xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa đang được quy hoạch là đất rừng đặc dụng, thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản là chưa phù hợp quy định tại Điểm 1 Điều 28 Luật Khoáng sản năm 2010.

Việc tỉnh này cho phép Công ty vừa khai thác, vừa hoàn tất thủ tục với diện tích 2 ha khi chưa có quyết định thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, mục đích sử dụng rừng là vi phạm các quy định tại Khoản b Điểm 1 Điều 36 và Khoản a Điểm 3 Điều 94 Luật Đất đai năm 2003, Điều 31 và Điểm 2 Điều 53 Luật Khoáng sản năm 2010. Sau đó, UBND tỉnh cấp Giấy phép khai thác khoáng sản (số 40/GP-UBND ngày 14/11/2012), dẫn đến việc người dân tự khai thác 15 ha rừng ừồng thuộc quy hoạch rừng đặc dụng (cây do người dân trồng theo hợp đồng giao khoán), trong đó có khoảng 7,3 ha đã bị đào, xúc để khai thác đất san lấp vật liệu xây dựng thông thường tại khu vực đang được quy hoạch là rừng đặc dụng thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản là vi phạm các quy định tại Điểm 1, Điểm 2 Điều 53 Luật Khoáng sản nẳm 2010.

Việc UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1322/QĐ-UBND ngày 21/7/2015 về việc thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê đất để thực hiện dự án khi Dự án chưa có trong Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất của UBND huyện Đông Hòa và của tỉnh Phú Yên, chưa chuyển mục đích sử dụng rừng là vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 22 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Điều 52 và Điểm 1 Điều 58 Luật Đất đai 2013.

Việc UBND tỉnh chấp thuận phương án cho Công ty được nộp tiền trồng rừng thay thế, không phải trồng cây Sao đen trên diện tích khai thác là không đúng với Báo cáo đánh giá tác động môi trường và dự án Cải tạo phục hồi môi trường đã được phê duyệt và hướng dẫn của Tổng cục Lâm nghiệp tại Vãn bản số 428/TCLN- KHTC ngày 28/3/2014.

Việc huyện Đông Hòa phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi chưa có quyết định thu hồi đất là trái quy định tại Điều 31 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ.

Ngoài ra, Công ty cổ phần tập đoàn Hải Thạch thực hiện khai thác khoáng sản đất san lấp vật liệu xây dựng thông thường khi chưa có quyết định cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng, chưa được bàn giao mặt bằng là vi phạm các quy định tại khoản a Điểm 3 Điều 94 Luật Đất đai năm 2003, khoản a Điểm 3 Điều 152 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 31 Luật Khoáng sản năm 2010.

Quá trình khai thác, Công ty không thực hiện theo hình thức cuốn chiếu, làm đến đâu'trả lại mặt'bằng đến đó, không giữ lại phần đất bóc tầng phủ, khai thác quá độ sâu theo quy định, khai thác vượt trữ lượng, sai so với Giây phép khai thác khoáng sản được cấp, Bảo cáo đánh giá tác động môi trường và dự án Cải tạo phục hồi môi trường đã được phê duyệt; không lập, quản lý, lưu trữ bản đô hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác từ khi bắt đầu xây dụng cơ bản mỏ đến khi kết thúc; không thực hiện công tác thống kê, kiểm kê, báo cáo ừữ lượng theo quy định; không lập hồ sơ thiết kế mỏ theo quy định, khai thác vượt trữ lượng cho phép là vi phạm quy định tại Điểm 1 Điều 63 Luật Khoáng sản năm 2010.

Từ những vi phạm trên, Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra các vi phạm nêu trên theo đúng quy định.

nhieu sai pham trong vu pha rung dac dung lam ham deo ca Thông hầm đường bộ qua đèo Cù Mông sau 20 tháng thi công

Hầm đường bộ qua đèo Cù Mông trên quốc lộ 1 đoạn giáp ranh hai tỉnh Bình Định - Phú Yên đã thông suốt hoàn ...

nhieu sai pham trong vu pha rung dac dung lam ham deo ca Miễn phí qua trạm BOT Ninh An: Chủ trương đúng thì phải ủng hộ

Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện, cho biết chưa nhận được văn bản của chủ đầu tư trạm thu ...

chọn
[LIVE] ĐHĐCĐ Fecon: Mục tiêu lãi 2.000 tỷ đến 2029, phát triển loạt bất động sản gần 2 tỷ USD
Định hướng kế hoạch trung hạn giai đoạn 2024 - 2029, Fecon đặt mục tiêu lãi sau thuế 5 năm lần lượt 60 - 144 - 307 - 343 - 508 - 684 tỷ đồng. Doanh nghiệp cũng cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD.