Cho học sinh cả nước nghỉ tiếp hay đi học lại là thẩm quyền của Bộ GD&ĐT, không quyết thì Chính phủ sẽ quyết

Tại buổi họp bàn thống nhất thời gian đi học trở lại, nhiều ý kiến cho rằng, việc cho học sinh, sinh viên quay lại trường vào đầu tháng 3 tới là phù hợp.
Học sinh, sinh viên khả năng đi học trở lại từ 2/3 - Ảnh 1.

Nhiều lãnh đạo bộ, ngành, địa phương đề nghị cho học sinh cả nước đi học lại từ đầu tháng 3 (Ảnh VGP/Đình Nam).

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, sáng nay, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) đã họp bàn xem xét thời gian cho học sinh, sinh viên đi học trở lại.

Tại cuộc họp, nhiều ý kiến đều thống nhất đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét cho đi học trở lại vào đầu tháng 3 tới. Về thời điểm cụ thể, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị cho học sinh đi học trở lại từ ngày 2/3 tới. 

Chia sẻ với một số ý kiến còn lo lắng về việc quyết định cho đi học trở lại, lãnh đạo thành phố Hà Nội nêu vấn đề: Chẳng lẽ chúng ta cứ lo suốt? Dịch Sars năm 2003 còn nguy hiểm hơn thế này, Hà Nội đã đối mặt và vượt qua...

Cũng theo ông Chung, thực tế tại nhiều nước có dịch vẫn cho học sinh đi học bình thường. Vả lại, cho học sinh ở nhà cũng không phải là giải pháp an toàn. Thậm chí ở nhà không kiểm soát được còn nguy hiểm hơn là đi học. Nếu tiếp tục kéo dài thời gian nghỉ học sẽ gây nhiều hệ lụy không chỉ đối với giáo dục và còn gây ảnh hưởng không tốt tới nhiều lĩnh vực khác… 

Tán thành với đề xuất của Hà Nội, lãnh đạo Ủy ban Giáo dục, Thanh niên, Thiếu nhiên và Nhi đồng của Quốc hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Đại học Y khoa Hà Nội, Trường Đoàn Thị Điểm… đều cho rằng việc cho học sinh, sinh viên cả nước đi học trở lại vào đầu tháng 3 tới là phù hợp và khả thi.

Đồng thời, việc tổ chức đi học trở lại phải bảo đảm các giải pháp an toàn học đường để ngăn ngừa dịch bệnh như: Bố trí nước rửa tay, xà phòng,… đặt ở những khu vực đông người để sát khuẩn…

Các ý kiến cũng nhấn mạnh rằng học sinh, sinh viên đi học không phải đeo khẩu trang. Bởi đeo khẩu trang chỉ có tác dụng ngăn ngừa người nhiễm bệnh lây lan ra cộng đồng, không có tác dụng phòng bệnh, thậm chí đeo khẩu trang không đúng cách còn không tốt cho sức khỏe…

Ngoài ra, do nghỉ học trong một thời gian dài, cuộc họp cũng tập trung bàn về việc điều chỉnh khung chương trình cho phù hợp.

Cho học sinh cả nước nghỉ tiếp hay đi học lại là thẩm quyền của Bộ GD&ĐT, Bộ không quyết thì Chính phủ sẽ quyết - Ảnh 2.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo tại cuộc họp (Ảnh: VGP/Đình Nam).

Theo Bộ Tư pháp, các địa phương chỉ có trách nhiệm và thẩm quyền điều chỉnh thời gian học của học sinh trong phạm vi khung thời gian năm học mà Bộ GD&ĐT đã ban hành. Hiện nay, thời gian nghỉ học của học sinh đã gần 1 tháng thì việc quyết định nghỉ học tiếp hay đi học lại thuộc phạm vi thẩm quyền của Bộ GD&ĐT, đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp là thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ LĐ-TB&XH.

Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu hai cơ quan này sớm có quyết định chính thức về việc điều chỉnh kế hoạch, thời gian năm học 2019-2020 theo đúng thẩm quyền và trách nhiệm của mình. Nếu Bộ GD&ĐT và Bộ LĐ-TB&XH không quyết định, Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ đạo phương án cho các tỉnh thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Cũng trong buổi họp, Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc tổ chức đi học trở lại phải bảo đảm các giải pháp an toàn học đường để ngăn ngừa dịch bệnh.

Xem thêm: Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương cho học sinh trở lại trường học từ 2/3   

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.