Bệnh viện Chợ Rẫy đặt máy tạo nhịp tim không dây thành công | |
Dấu hiệu báo động nguy cơ suy tim bạn cần biết |
Bạn đọc Trần Thị Thương (nữ, 40 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM), hỏi: Tôi là người thường xuyên tập thể thao nên nhịp tim trước đây luôn ổn định ở mức 65 lần/phút, leo cầu thang 3-4 tầng vẫn không thở dốc. Thế nhưng dạo này có mấy đợt tôi cảm thấy mệt và có đo nhịp tim, phát hiện ra tim mình đã không còn ổn định, có nhiều khi trên 100, thậm chí là trên 110 lần/phút. Xin bác sĩ cho tôi hỏi nhịp tim hay tăng cao vậy có nguy hiểm không? Tôi có nên đi khám hay làm gì để phòng ngừa. Dạo này tôi cũng có một số rắc rối nhỏ trong công việc, lại vừa ly hôn, không biết có ảnh hưởng gì?
(Ảnh: vov.vn) |
Bác sĩ chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ,Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Thống Nhất, trả lời:
Chào chị, như chị nói, nhịp tim của chị thường ổn định ở mức 65 lần/phút, chị lại là người có tập thể thao thường xuyên, không thở dốc, chứng tỏ tim của chị khỏe, vì vậy chị không nên quá lo lắng.
Mỗi khi lo lắng, tức giận, tuyến thượng thận tăng tiết catecholamine làm tăng nhịp tim. Do đó nhịp tim của chị có tăng lên 100 – 110/phút. Đúng như chị nhận định, những rắc rối trong công việc và gia đình của chị gần đây là yếu tố khởi phát của tình trạng thường xuyên bị tăng nhịp tim, bởi có thể gây nên tình trạng căng thẳng (stress).
Không những vậy, stress còn có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa (viêm dạ dày, rối loạn tiêu hóa), hệ thần kinh (đau đầu, mất ngủ, trầm cảm), nội tiết (rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt).
Do đó vấn đề chính của chị là giảm lo lắng, tức giận, stress. Chị hãy cố gắng bình tĩnh giải quyết các rắc rối trong công việc và gia đình. Ngoài các môn thể thao chị thường chơi, có thể tập thêm môn yoga hay thiền, vì những môn này không chỉ giúp thể chất chị khỏe mạnh mà còn có tác dụng giúp chị tĩnh tâm, giải tỏa stress rất tốt.
Nếu cảm thấy sự lo âu, tức giận, stress của mình quá lớn, việc tập luyện và tự thân cố gắng chưa đủ, chị có thể tìm đến chuyên gia tâm thần – tâm lý để được điều trị bằng thuốc và các biện pháp tâm lý khác. Nên lưu ý là các loại thuốc an thần chỉ được sử dụng khi có bác sĩ chuyên khoa kê toa.
5 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn cần nghỉ ngơi khi tập luyện
Việc tập luyện quá sức có thể dẫn đến những chấn thương cho cơ thể của bạn. Những dấu hiệu sau đây sẽ giúp bạn ... |
Nguy cơ đột tử khi tim đập nhanh, đánh trống ngực
Khi cơ thể xuất hiện triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực và ngất xỉu nhiều thì người bệnh không nên chủ quan tự mua ... |