Nhóm Azura, Yamagata tất toán đồng loạt 20 lô trái phiếu, tổng giá trị hơn 4.700 tỷ đồng

Giai đoạn 2018 - 2019, Azura và Yamagata từng gây chú ý với hàng loạt thương vụ huy động vốn từ phát hành trái phiếu có kỳ hạn 10 năm. Khi đó, vốn điều lệ của các doanh nghiệp này rất nhỏ so với quy mô trái phiếu phát hành.

Ngày 19/5 vừa qua, CTCP Yamagata đã mua lại trước hạn toàn bộ trái phiếu lưu hành thuộc 5 lô trái phiếu của doanh nghiệp này với tổng giá trị hơn 2.449 tỷ đồng, qua đó đẩy sạch nợ trái phiếu. 

5 lô trái phiếu nói trên được Yamagata phát hành trong giai đoạn 2018 - 2019 với kỳ hạn 10 năm, đáo hạn vào giai đoạn 2028 - 2019. Thời điểm mới phát hành, 5 lô trái phiếu này có tổng giá trị 10.100 tỷ đồng. 

Cùng ngày 19/5, một doanh nghiệp khác là CTCP Azura cũng tất toán toàn bộ nợ trái phiếu thông qua việc mua lại trước hạn 15 lô trái phiếu đang lưu hành, tổng giá trị gần 2.284 tỷ đồng. 

Tương tự các lô trái phiếu của Yamagata, 15 lô trái phiếu của Azura cũng được phát hành trong giai đoạn 2017 - 2019 và có kỳ hạn năm, đáo hạn vào giai đoạn 2027 - 2029. Thời điểm mới phát hành, tổng giá trị của 15 lô trái phiếu này là 10.355 tỷ đồng. 

Yamagata và Azura đều là hai doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Giai đoạn 2018 - 2019, Yamagata, Azura cùng hai doanh nghiệp là CTCP Hakuba và CTCP Ataka Việt Nam từng gây chú ý khi liên tục huy động vốn từ trái phiếu.

Số tiền mà nhóm này huy động gần 25.000 tỷ đồng, các trái phiếu phát hành khi đó đều có kỳ hạn 10 năm. 

Tại thời điểm phát hành, vốn điều lệ của những doanh nghiệp này đều ở mức vài chục đến vài trăm tỷ đồng, rất nhỏ so với quy mô trái phiếu phát hành.

Mặc khác, nhóm doanh nghiệp này sở hữu lượng lớn chứng chỉ tiền gửi của Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) thuộc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).

Trong đó, một phần chứng chỉ tiền gửi cũng được các doanh nghiệp thế chấp tại Công ty Chứng khoán VPBS (VPS) để làm tài sản bảo đảm cho một số lô trái phiếu.

Đồng thời, những thông tin liên quan đến trái phiếu như lãi suất, tài sản đảm bảo hay trái chủ không được các bên tiết lộ.

Đối với Hakuba, theo thông tin công bố gần nhất, vào ngày 17/3, doanh nghiệp này đã chi gần 1.367 tỷ đồng để mua lại trước hạn 13 lô trái phiếu, qua đó tất toán 10 lô trái phiếu. Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), hiện, Hakuba còn tổng cộng 13 lô trái phiếu đang lưu hành, sẽ đáo hạn trong giai đoạn 2028 - 2029. 

Tương tự Yamagata và Azura, Hakuba cũng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. 

Cũng trong ngày 17/3, Ataka cũng chi gần 3.430 tỷ đồng mua lại trước hạn 17 lô trái phiếu, qua đó tất toán được 3 lô trái phiếu. Đây cũng là đợt mua lại gần nhất của doanh nghiệp này được công bố trên chuyên trang của HNX. 

Theo HNX, hiện, Ataka còn 27 lô trái phiếu đang lưu hành, sẽ đáo hạn trong giai đoạn 2027 - 2029. 

Khác với 3 doanh nghiệp trên, Ataka hoạt động chính trong lĩnh vực bán buôn thực phẩm. 

chọn
Hình ảnh đường song hành Vành đai 4 dần thành hình đoạn qua Vinhomes Đan Phượng
Đường song hành Vành đai 4 – vùng Thủ đô đi qua huyện Đan Phượng với chiều dài 6 km, nhiều đoạn đã thảm nhựa, trong đó có đoạn đầu cầu Hồng Hà.