Bí ẩn những kim tự tháp thuộc nền văn minh cổ xưa nhất châu Mỹ Giấy cổ papyrus hé lộ bí mật về việc xây dựng kim tự tháp
Ai Cập (tên chính thức là nước Cộng hòa Ả Rập Ai Cập) là một quốc gia liên lục địa có phần lớn lãnh thổ nằm tại Bắc Phi, cùng với bán đảo Sinai thuộc Tây Á. Ai Cập giáp Địa Trung Hải, có biên giới với Dải Gaza và Israel về phía đông bắc, giáp vịnh Aqaba về phía đông, Biển Đỏ về phía đông và nam, Sudan về phía nam, và Libya về phía tây. Ngoài ra, Ai Cập có biên giới hàng hải với Jordan và Saudi Arabia qua vịnh Aqaba và Biển Đỏ.
Kim tự tháp nổi tiếng Giza ở Ai Cập.
Trong số các quốc gia hiện đại, Ai Cập có lịch sử vào hàng lâu đời nhất, trở thành một trong các quốc gia dân tộc đầu tiên trên thế giới vào thiên niên kỷ 10 TCN. Ai Cập cổ đại được nhận định là một cái nôi văn minh, và trải qua một số bước phát triển sớm nhất về chữ viết, nông nghiệp, đô thị hoá, tôn giáo có tổ chức và chính phủ trung ương.
Di sản văn hoá phong phú của Ai Cập là bộ phận của bản sắc dân tộc, từng phải chịu ảnh hưởng mà đôi khi là đồng hoá từ bên ngoài như Hy Lạp, Ba Tư, La Mã, Ả Rập, Ottoman, và châu Âu. Ai Cập từng là một trong các trung tâm ban đầu của Cơ Đốc giáo, song trải qua Hồi giáo hoá trong thế kỷ VII và từ đó duy trì là một quốc gia do Hồi giáo chi phối, song có một thiểu số Cơ Đốc giáo đáng kể.
Tất cả kim tự tháp đều được xây hướng mặt về phía Bắc một cách chuẩn xác.
Ai Cập có trên 100 triệu dân, là quốc gia đông dân nhất tại Bắc Phi và thế giới Ả Rập, đông dân thứ ba tại châu Phi và thứ 15 trên thế giới. Đại đa số cư dân sống gần bờ sông Nile, trong một khu vực có diện tích khoảng 40.000 km², là nơi duy nhất có đất canh tác. Các khu vực rộng lớn thuộc sa mạc Sahara chiếm hầu hết lãnh thổ Ai Cập, song có cư dân thưa thớt. Khoảng một nửa cư dân Ai Cập sống tại khu vực thành thị, các trung tâm dân cư đông đúc là Đại Cairo, Alexandria và các thành phố lớn khác tại đồng bằng châu thổ sông Nin.
Djoser là kim tự tháp cổ nhất của Ai Cập.
Đất nước Ai Cập nổi tiếng với nhiều kim tự tháp có kích thước to lớn, trường tồn với thời gian suốt hàng nghìn năm qua. Kim tự tháp cổ nhất của Ai Cập được cho là kim tự tháp Djoser. Kiến trúc kì vĩ này được xây dựng vào thế kỷ 27 trước Công nguyên.
Kim tự tháp lớn nhất của Ai Cập là kim tự tháp Giza hay còn gọi kim tự tháp Khufu (hay Cheops). Chiều cao ban đầu của kim tự tháp là 146,5m, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, công trình này chỉ còn cao 138m. Kim tự tháp Giza là công trình duy nhất trong số 7 kì quan thế giới cổ đại trường tồn đến ngày nay.
Kim tự tháp Giza là 1 trong 7 kì quan của thế giới.
Sau khi hoàn thành quá trình xây dựng, các kim tự tháp của Ai Cập sáng lấp lánh trước ánh sáng mặt trời do được bao phủ bằng một lớp đá vôi. Khi đứng từ xa, người ta có thể nhìn thấy và bị thu hút bởi sự sáng chói của kim tự tháp.
Đa số kim tự tháp của Ai Cập cổ đại được xây dựng ở phía bờ tây sông Nile - con sông duy nhất chảy qua đế chế này. Sở dĩ người Ai Cập xây dựng kim tự tháp ở nơi này là vì quan niệm đây là vùng đất mặt trời lặn và cũng là vùng đất của người chết.
Các kim tự tháp được xây dựng gần sông Nile.
Hơn nữa, việc xây dựng kim tự tháp gần sông Nile thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu. Điều đáng kinh ngạc là tất cả kim tự tháp đều được xây hướng mặt về phía Bắc một cách chuẩn xác.
Để tạo nên kim tự tháp khổng lồ, người Ai Cập thời cổ đại đã sử dụng hơn 2 triệu khối đá - mỗi khối đá nặng từ 2-50 tấn. Theo ước tính, khoảng 100.000 công nhân có tay nghề cao tham gia vào việc xây dựng kim tự tháp mỗi ngày.
Các kim tự tháp ở Nubia.
Nubia ở Sudan từng là một phần của Ai Cập cổ đại. Các kim tự tháp ở Nubia được xây trước kim tự tháp Giza khoảng 500 năm. Mặc dù trông khá giống kim tự tháp Ai Cập nhưng kim tự tháp ở Nubia có kích thước nhỏ hơn nhiều.