Những con số ‘biết nói’ về đại dịch sốt xuất huyết năm 2017

Năm 2017, dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) bùng phát mạnh ở nước ta. Những con số thống kê về dịch bệnh sốt xuất huyết trong năm nay sẽ khiến nhiều người phải giật mình.
 
nhung con so biet noi ve dai dich sot xuat huyet nam 2017 Lịch sử đáng sợ của căn bệnh sốt xuất huyết
nhung con so biet noi ve dai dich sot xuat huyet nam 2017 Hà Nội: Số người mắc sốt xuất huyết đã giảm nhưng vẫn diễn biến phức tạp

Sốt xuất huyết xuất hiện ở 61/63 tỉnh thành

Số mắc sốt xuất huyết nhập viện tăng cao ở khu vực miền Bắc và miền Nam, giảm ở khu vực miền Trung và Tây nguyên. Có 61 tỉnh, thành ghi nhận có trường hợp mắc sốt xuất huyết; 26 tỉnh, thành có số mắc tích lũy tăng cao so với cùng kỳ 2016, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Dương, Trà Vinh, Tây Ninh, Bình Dương, Cà Mau, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bình Thuận, An Giang, Nam Định. Chỉ còn 2 tỉnh không ghi nhận ca mắc là Cao Bằng và Hà Giang.

nhung con so biet noi ve dai dich sot xuat huyet nam 2017

Dịch sốt xuất huyết ở miền Bắc tăng 763%

Kể từ đầu tháng 07/2017, dịch sốt xuất huyết đã bùng phát trên khắp cả nước, tại miền Bắc đã tăng tới 763% so với cùng kỳ năm 2016. Riêng tại Hà Nội, một số nơi có người mắc bệnh sốt xuất huyết tăng gấp 10 lần so với năm 2016.

Số ca mắc SXH chủ yếu tập trung ở miền Nam (55%) và miền Bắc (21%). Tuy nhiên, miền Bắc có số ca tăng nhanh, trong đó có Hà Nội và Nam Định tăng nhanh nhất. Tuổi mắc SXH ở miền Nam đa số là lứa tuổi trẻ (dưới 15 tuổi chiếm 55%), còn miền Bắc lứa tuổi mắc trên 15 tuổi chiếm 80%.

Hơn 90.000 người mắc bệnh khi sốt xuất huyết còn chưa "vào mùa"

Hàng năm, đỉnh dịch sốt xuất huyết thường rơi vào thời điểm tháng từ tháng 9 - 11. Thế nhưng, từ đầu năm đến tháng 8/2017, cả nước đã ghi nhận 90.626 trường hợp mắc, 24 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2016 (54.003/17) số mắc tăng 67,8%, số tử vong tăng 7 trường hợp.

Thậm chí, số lượng này gần bằng tổng số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết năm 2016 (126.090 ca, 43 người tử vong), vượt đỉnh dịch cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây (năm 2010 với 128.710 ca, 109 người tử vong).

Đặc biệt, con số này được ghi nhận ở thời điểm chưa vào mùa dịch sốt xuất huyết.

nhung con so biet noi ve dai dich sot xuat huyet nam 2017
Nhiều bệnh SXH bùng phát mạnh nền nhiều bệnh nhân phải nằm ghép. (Ảnh: Dân Trí)

12 quận, huyện của Hà Nội ở mức báo động đỏ SXH

Trước diễn biến khó lường của dịch bệnh SXH, Hà Nội đã tiến hành phân vùng dịch tễ, căn cứ vào số mắc, mật độ muỗi, bọ gậy, công trường xây dựng, mật độ dân cư cho thấy 12 quận báo động đỏ, với 90% bệnh nhân tập trung tại đây. 5 quận ở mức da cam, 13 quận huyện còn lại số mắc thấp hơn.

12 quận có mức báo động đỏ là Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hà Đông, Thanh Trì, Ba Đình, Nam Từ Liêm, Thanh Oai, Thường Tín, Hoàn Kiếm. Hàng năm, số mắc ghi nhận rải rác từ đầu năm và thường bắt đầu gia tăng từ tháng 7, tháng 8, sau đó tăng mạnh trong tháng 9 và tháng 10, đỉnh dịch thường rơi vào tháng 11. Tuy nhiên, năm 2017, dịch đến sớm từ đầu tháng 5 và gia tăng nhanh trong các tháng 6 và tháng 7.

Hà Nội chi 20 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch

Tại cuộc họp với báo chí ngày 22/08/2017, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết, Hà Nội đã chi 20 tỷ để mua hóa chất phòng, chống dịch sốt xuất huyết.

Hà Nội cũng huy động các nguồn lực với khoảng hơn 60.000 người tham gia vào các đội xung kích phòng, chống dịch. Các đội này đã phối hợp với các lực lượng khác của địa phương kiểm ra được hơn 1,3 triệu hộ dân (đạt tỷ lệ 73%); xử lý được 400.876 dụng cụ chứa nước có bọ gậy…

Tính đến tháng 12, có hơn 163.000 người mắc bệnh, 30 trường hợp tử vong

Tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận tổng số hơn 163.600 trường hợp mắc bệnh (trong đó có 138.327 trường hợp nhập viện), 30 trường hợp tử vong.

So với cùng kỳ năm 2016, số trường hợp nhập viện tăng 34%, số trường hợp tử vong tăng 5 trường hợp.

Riêng tại Hà Nội, có tới 37.422 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 7 trường hợp tử vong. Hiện đã có 5.521 ổ dịch sốt xuất huyết được khống chế và chỉ còn 89 ổ dịch đang hoạt động.

nhung con so biet noi ve dai dich sot xuat huyet nam 2017

CÁC CHUYÊN GIA NÓI GÌ VỀ ĐẠI DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT NĂM NAY?

Tiến sĩ Masaya Kato - Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam

Thống kê cho thấy số ca mắc sốt xuất huyết tăng mạnh trong những thập niên gần đây trên toàn thế giới. Ước tính, trong 50 năm qua, tỷ lệ mắc sốt xuất huyết đã tăng 30 lần. Hơn 3,9 tỷ người và hơn 100 quốc gia phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết. Điều đó cho thấy kiểm soát dịch sốt xuất hiện nay là thách thức đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Tổ chức Y tế Thế giới đang giúp Bộ Y tế đánh giá nguy cơ dịch bệnh và cùng thảo luận, đưa ra những giải pháp, khuyến cáo từ kinh nghiệm của các quốc gia khác. Bên cạnh đó, Tổ chức Y tế Thế giới cùng cập nhật, chia sẻ thông tin giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong dự phòng, chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

nhung con so biet noi ve dai dich sot xuat huyet nam 2017
Tiến sĩ Masaya Kato - Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam. (Ảnh: NetNews)

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến:

Trước Quốc hội, giải trình về vấn đề dịch bệnh, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: dịch sốt xuất huyết năm nay trước hết là do biến đổi khí hậu, năm nay nắng nóng kéo dài, mưa cũng nhiều.

Hà Nội cũng như các tỉnh, TP khác rất quyết liệt, đến từng gia đình, phun hóa chất rồi diệt loăng quăng, sử dụng rất nhiều phương tiện truyền thông và dịch đã giảm hẳn.

Theo Bộ trưởng, có thể trong thời gian tới chúng ta sẽ đương đầu với những bệnh dịch khác nên cần quan tâm tới vấn đề phòng bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường, nâng cao sức khỏe, thể lực; hoàn thiện hệ thống thể chế; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ; quyết liệt trong triển khai công tác phòng chống dịch bệnh...

nhung con so biet noi ve dai dich sot xuat huyet nam 2017
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.(Ảnh: Duy Phạm)

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế)

PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, công tác phòng, chống dịch SXH cơ bản nhất vẫn là dựa vào cộng đồng.

Để phòng tránh bệnh SXH hiệu quả, biện pháp chủ yếu là kiểm soát côn trùng trung gian truyền bệnh. Người dân cần thực hiện theo nguyên tắc "không loăng quăng, bọ gậy, không muỗi, sẽ không có SXH". Bởi vậy cần dọn vệ sinh sạch sẽ quanh nhà, không để nước tù đọng trong các bể chứa, lu, chai lọ... Tránh muỗi đốt, từng cá nhân, hộ gia đình cần ngủ màn (kể cả ban ngày), mặc quần áo dài tay, không cho trẻ em chơi chỗ tối, dọn dẹp những chỗ muỗi thích đậu, nghỉ như dây treo, quần áo, chỗ tối, đuổi muỗi (đốt nhang muỗi, xịt muỗi), dùng kem thoa chống muỗi.

Không nên tự ý mua hoặc thuê người phun hóa chất diệt muỗi. Phun hóa chất nào, nồng độ bao nhiêu để có tác dụng diệt muỗi nhưng không làm tăng khả năng kháng thuốc của muỗi phải do cơ quan y tế dự phòng địa phương quyết định.

nhung con so biet noi ve dai dich sot xuat huyet nam 2017
PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cụ Y tế Dự phòng - Bộ Y tế.(Ảnh: Nguyễn Khánh)
chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.