Những điều lưu ý khi dự một bữa tiệc ngoại giao

Những điều bạn cần lưu ý khi chuẩn bị tham dự một bữa tiệc ngoại giao.

Tiệc ngoại giao là tiệc do chính phủ, bộ, ngành, cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao tổ chức chiêu đãi các nhà ngoại giao, các vị lãnh đạo, các chuyên gia, cố vấn nước ngoài ngay tại nhà khách chính phủ hoặc khách sạn, Bộ Ngoại giao hoặc đại sứ quán...

Tiệc ngoại giao thường được tổ chức nhân dịp có sự kiện quan trọng nào đó như: Kỉ niệm ngày quốc khánh, những ngày lễ quan trọng nhất được tổ chức trong cả nước, lễ kỉ niệm ngày kí kết hiệp định, hiệp ước quốc tế đa phương và song phương, lễ kỉ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, có đoàn cấp cao tới thăm..., hoặc qua các cuộc tiếp khách hàng ngày tại Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện ngoại giao.

Khi được mời tới tham dự một bữa tiệc trang trọng mang tính chính trị, và tầm quốc tế như vậy, chúng ta cần nắm một số điều lưu ý khi dự một bữa tiệc ngoại giao sau đây.

Những điều lưu ý khi dự một bữa tiệc ngoại giao

- Không đến muộn khi được mời dự các bữa tiệc ăn trưa, chiều, tối và tiệc trà. Đọc kĩ giấy mời về thời gian, địa điểm, trang phục. Nếu là tiệc ngồi cần trả lời trước để chủ sắp xếp chỗ ngồi. Đi dự chiêu đãi do khách mời nên đến đúng giờ hoặc chậm vài phút, không nên đến trước.

- Không ngồi vào bàn khi phụ nữ chưa ngồi xuống hoặc khi chủ nhà chưa mời ngồi.

- Không được dùng tay trái để mời phụ nữ ngồi. Nam giới luôn phải mời phụ nữ bằng tay phải.

- Không làm quen sau khi khách đã ngồi vào bàn.

- Không giắt khăn ăn vào cổ hoặc đeo trước ngực, khăn ăn cần phải trải lên đùi. Nên nói chuyện với người xung quanh; không nên nói át lãnh đạo hoặc không chú ý nghe người khác nói chuyện chung; không nói to. Ăn uống nhẹ nhàng, tránh để rơi thức ăn, dụng cụ ăn. Nếu xỉa răng phải đưa một bàn tay che miệng, không ngậm tăm, không xúc miệng.

- Khi dự tiệc đứng, đến bàn lấy thức ăn rồi di chuyển để có chỗ cho người kế tiếp lấy thức ăn; không lấy thức ăn đầy đĩa mà lấy làm nhiều lần; không đứng lâu gần bàn thức ăn; sử dụng đúng loại dao, dĩa, đĩa, li. Nên giao lưu, nói chuyện với nhiều người; không tập trung chủ nhà nói chuyện với nhau lâu.

- Cần tiếp phụ nữ trước.

- Không ăn xúp từ cuống thìa. Không nên xin đĩa xúp thứ hai.

- Không nghiêng đĩa, bằng mọi cách phải để đĩa cân bằng.

- Nếu muốn lấy một thứ gì đó, không nên nhoài người qua đĩa của người khác.

- Không nên cầm cả mẩu bánh mì to để cắn mà nên bẻ ra.

- Không được dùng dao để ăn, không bao giờ đưa dao vào miệng, không dùng dao thay dĩa để lấy thức ăn.

- Không ăn quá nhanh, không đưa quá nhiều thức ăn vào miệng.

- Không để khuỷu tay lên bàn ăn, khuỷu tay luôn để sát cạnh sườn.

- Không nâng cốc hoặc li quá cao.

- Không dùng thìa để ăn những gì qui định ăn bằng dĩa.

- Không cố gắng húp hết thìa xúp cuối cùng hoặc ăn mẩu thịt cuối cùng.

- Không nhờ người bên cạnh lấy hộ một cái gì đó nếu như người phục vụ đứng gần.

- Không nghịch vào khăn ăn, dĩa, thìa, các dụng cụ khác có trên bàn ăn.

- Không dùng khăn ăn để lau mặt, chỉ lau môi.

- Không quay lưng vào người khác nếu muốn nói chuyện với người bên cạnh, không nói chuyện với người khác qua người bên cạnh.

- Không nói chuyện khi thức ăn còn trong miệng.

- Không đu đưa người, rung đùi hoặc ở tư thế ngủ gật nằm xoài ra bàn, cố gắng giữ mình trong tư thế đàng hoàng, đĩnh đạc.

- Không uống nhiều rượu để mất tự chủ; không ép người khác uống rượu.

- Không tiếp thức ăn cho khách một cách liên tục.

- Chủ không nên là người ăn xong đầu tiên. Hãy đợi để khách ăn xong mới thôi.

- Không phê phán mọi món ăn trong bữa tiệc, không kể bệnh tật hay những điều không vui trong bữa tiệc. Không nói chuyện về bí mật quốc gia, chiến lược đối ngoại, các vấn đề nội bộ, các vấn đề nhạy cảm trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là giữa nước mình và nước khách; phát ngôn phải chính xác, không hứa hẹn nếu không chắc chắn làm được.

- Khi phụ nữ đã đứng lên thì nam giới phải đứng ngay lên khỏi bàn ăn, đợi phụ nữ ra khỏi phòng sau đó có thể ngồi lại vào bàn ăn nếu như có ý định ở lại một chút và hút thuốc trong bữa tiệc.

- Không đọc thư hay các tài liệu khác trong bữa tiệc...

- Trang phục đối ngoại nên sạch sẽ, trang nhã, lịch sự, không loè loẹt nhiều màu (trừ trang phục dân tộc), là ủi gọn gàng, tôn trọng trang phục dân tộc, mặc theo qui định ghi trong giấy mời để tránh lạc lõng, thất lễ. Giày phải đánh xi, không nên dùng tất trắng với giày đen, không đi giày thể thao khi mặc com-lê ca-vát. 

- Không chủ động bắt tay lãnh đạo hoặc phụ nữ chưa quen; không nhất thiết phải bắt tay bằng hai tay; không nên vồ vập khách khi mới gặp lần đầu. 

- Khi đi bộ cùng khách thì chủ đi bên trái, khách đi bên phải. 

- Không nói to; không khoác vai nhau đi.

Gợi ý nguyên tắc khi xếp chỗ bàn tiệc ngoại giao

Nguyên tắc cơ bản là nên xếp chỗ căn cứ theo chức vụ, hàm cấp của khách. Dưới đây là một số gợi ý cách xếp chỗ ngồi:

+ Càng gần ông bà chủ càng là chỗ long trọng

+ Chỗ bên tay phải long trọng hơn bên trái

+ Thường xếp hai bên ông chủ là phụ nữ, hai bên bà chủ là khách nam giới

+ Không xếp hai phụ nữ liền nhau

+ Không xếp hai vợ chồng ngồi cạnh nhau (kể cả ông bà chủ tiệc)

+ Không xếp phụ nữ ngồi cuối bàn nếu đầu bàn không có nam giới

+ Không xếp chỗ ngồi kẹp giữa hai chân bàn

+ Nếu bà chủ tiệc vắng có thể để phu nhân cán Bộ Ngoại giao trong cơ quan ngồi thay

+ Khách có cùng hàm với cán Bộ Ngoại giao của cơ quan mời tiệc thì khách được xếp chỗ trọng thị hơn

+ Khi xếp chỗ cũng phải tính đến kiến thức ngoại ngữ của người ngồi cạnh khách

+ Xếp xen kẽ giữa khách và chủ nhà, nam xen kẽ nữ

+ Chủ tiệc luôn ngồi ở vị trí dễ quan sát (quay mặt ra phía cửa ra vào)


chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.