Những kẻ không sợ chết leo lên nóc nhà chọc trời làm gì?

Oleg Sherstyachenko, Harry Gallagher hay Ngô Vịnh Ninh là những cái tên không còn xa lạ với những ai quan tâm đến trào lưu nguy hiểm "rooftopping".

Thời gian qua, với sự bùng nổ của mạng xã hội, các trào lưu kỳ lạ, mạo hiểm xuất hiện ngày càng nhiều, thu hút sự quan tâm của giới trẻ, trong đó không thể không kể đến "rooftopping".

"Rooftopping" tạm dịch là xu hướng chụp ảnh nóc nhà. Nó được coi như "cơn ác mộng chết chóc" khi người tham gia, hầu hết đều còn trẻ, không sử dụng đồ bảo hộ thực hiện các động tác nguy hiểm, hay đu mình lơ lửng bên ngoài những tòa nhà chọc trời. Mục đích của họ là có ảnh chụp, đoạn phim ngoạn mục, đổi lấy sự tung hô trên thế giới ảo, theo The Sun.

Với mức độ táo bạo ngày càng tăng, những người trẻ yêu thích trào lưu này không chỉ dừng lại ở việc chụp ảnh, mà còn quay video hay thể hiện màn parkour - trò mạo hiểm mang phong cách hip hop với những cú nhảy, nhào lộn - trên nóc nhà.

Những người trẻ thích "thách thức tử thần"

Sinh ra tại thành phố Yekaterinburg ở Nga, chuyên gia parkour Oleg Sherstyachenko (27 tuổi) có biệt danh "Dế" sớm nổi danh trong cộng đồng "rooftopping" vì những pha mạo hiểm khiến người xem thót tim.

Làm quen với các pha võ thuật, nhào lộn từ năm 16 tuổi, Sherstyachenko thường trình làng đoạn video ghi lại cảnh anh nhảy qua rào chắn ở lan can ra mép tòa nhà, sau đó là hàng loạt pha mạo hiểm như bật nhảy, lộn người, trồng cây chuối, đi bằng hai tay ra sát mép nhà, treo người lơ lửng ở độ cao chóng mặt...

nhung ke khong so chet leo len noc nha choc troi lam gi
Oleg Sherstyachenko là một trong những cái tên quen thuộc trong cộng đồng "rooftopper".

Đến nay, "gia tài" những tòa nhà chàng "Dế" từng chinh phục lên tới con số hơn 50, trải dài tại nhiều quốc gia như Pháp, Đức, Dubai, Trung Quốc...

"Video sau luôn điên cuồng hơn video trước" là những gì người xem nhận định về sản phẩm của anh chàng có gần một triệu người theo dõi trên Instargram.

Một cái tên khác trong cộng đồng người đam mê thử thách độ cao là Harry Gallagher, 20 tuổi. 9X cùng một người bạn từng khiến dân mạng bàng hoàng khi chia sẻ clip hơn 10 phút ghi lại quá trình xâm nhập bất hợp pháp vào tòa nhà One Canada Square (Canary Wharf, London, Anh), sau đó leo lên mái ở độ cao 235 m vào tháng 2/2017.

Để hoàn thành mục tiêu đặt ra trước đó - chạm tay vào đỉnh của phần chóp nằm trên mái nhà, hai thanh niên đã tính toán rất tỉ mỉ, thậm chí phải "diễn sâu" mới có thể vượt qua an ninh tại One Canada Square. Ngay cả chuông báo động cũng không ngăn nổi bước chân của đôi bạn liều lĩnh.

"Thật khó tin khi chúng tôi đang ở đây. Tôi cần chạm vào đỉnh chóp để xác nhận. Tim tôi đang đập rất nhanh. Từ vị trí này, bạn có thể thấy toàn cảnh London", 9X chia sẻ cảm xúc khi đang ở trên nóc tòa nhà 50 tầng.

Trước khi đi xuống, anh còn nhắn nhủ với người xem: "Hãy thử và thu về 30.000 like (thích)".

nhung ke khong so chet leo len noc nha choc troi lam gi
nhung ke khong so chet leo len noc nha choc troi lam gi
Các pha mạo hiểm của chàng "Dế" từng tốn không ít giấy mực của báo chí.

Harry Gallagher cùng nhóm bạn có chung kênh Night Scape chuyên đăng video ghi lại quá trình leo lên đỉnh của các tòa nhà cao tầng với hơn 800.000 lượt theo dõi.

Tại châu Á, Ngô Vịnh Ninh (sinh năm 1991, quê Hồ Nam, Trung Quốc) là cái tên không thể không nhắc tới khi nói đến "Rooftopping". Được mệnh danh là "Spider Man" Trung Quốc, nam nghệ sĩ trẻ thường thực hiện màn mạo hiểm ở độ cao không tưởng để kiếm thu nhập.

Trang cá nhân của anh có hơn một triệu người quan tâm. Tháng 7/2017, 9X từng lập kỷ lục khi chinh phục đỉnh Trương Gia Giới (Trung Quốc) với độ cao khoảng 1.000 m so với mặt nước biển.

Không chỉ có đấng mày râu, các cô gái cũng tỏ ra không hề kém cạnh trong việc thử sức với trào lưu "thách thức tử thần" này.

Angela Nikolau (25 tuổi, ở Moscow, Nga) sớm nổi tiếng trên mạng nhờ những bức hình selfie nguy hiểm. Cô được mệnh danh là "cô gái selfie mạo hiểm nhất thế giới" với châm ngôn sống: "Không giới hạn, không kiểm soát".

nhung ke khong so chet leo len noc nha choc troi lam gi
Angela Nikolau nổi tiếng trong cộng đồng mạng nhờ những bức hình đẹp mắt trên tòa nhà cao tầng.

Loạt ảnh của Angela không đơn thuần là selife mà thường mang tính nghệ thuật cao, bởi cô là nghệ sĩ. 9X chia sẻ cô cảm thấy kích thích khi được chinh phục những đỉnh cao mới. Người bạn đồng hành của Angela là Ivan Beerkus - bạn trai cũng có chung niềm đam mê với cô. 9X xinh đẹp hiện thu hút 550.000 fan tại Instagram.

Tại Việt Nam, trào lưu nguy hiểm "Rooftopping" đã kịp nhen nhóm. Vừa qua, các diễn đàn xôn xao trước clip của 3 thanh niên quay video trên nóc nhà 38 tầng được cho là Central 1 (cao 158 m, ở quận Bình Thạnh, TP.HCM).

Cảm giác thỏa mãn khi "chạm đỉnh"

Claire - một người đam mê "rooftopping" ở Trung Quốc - cho rằng sự phát triển kinh tế nhanh chóng kết hợp với bùng nổ của mạng xã hội đã khiến giới trẻ quan tâm đến sở thích liều lĩnh này, theo CNN.

Cô ví việc các cao ốc mọc lên giống như nền tảng, sự lan rộng của mạng xã hội khiến việc thành công hay nổi tiếng trở nên dễ dàng hơn. Và điều đó hấp dẫn nhiều người.

nhung ke khong so chet leo len noc nha choc troi lam gi
nhung ke khong so chet leo len noc nha choc troi lam gi
nhung ke khong so chet leo len noc nha choc troi lam gi
nhung ke khong so chet leo len noc nha choc troi lam gi
Sự nổi tiếng, những lời tung hô trên mạng và thương vụ bội tiền hay đơn giản chỉ là thỏa mãn cảm giác cá nhân là nguyên nhân khiến nhiều người trẻ lao theo trào lưu "rooftopping".

Tuy nhiên, với nhiều "rooftopper", mục đích của họ không đơn thuần chỉ là gây chú ý hay tìm kiếm lợi nhuận.

Claire cho biết cô bắt đầu thích hoạt động mạo hiểm từ khi mắc bệnh trầm cảm. Tại tòa nhà Guoson Center bị bỏ hoang ở Bắc Kinh (Trung Quốc) với thành phố rộng mở, cô có cảm giác như mình được "chữa lành".

Clarie chia sẻ: "Đứng trên nóc một tòa nhà, sự hồi hộp đủ chiếm trọn tâm trí và tôi không thể nghĩ gì khác. Điều đó khiến những suy nghĩ tuyệt vọng của tôi biến mất".

Nhắc đến động lực thúc đẩy bản thân thực hiện những pha liều mạng, Sherstyachenko cho hay: "Tôi chỉ có thể so sánh nó với một trò chơi máy tính. Tuy nhiên trong trò này, nếu mắc sai sót, bạn vĩnh viễn không thể chơi lại. Nỗi sợ hãi nằm trong mỗi con người, chúng ta phải trải qua nó. Đó là điều bình thường, có điều tôi không thể hiện ra trong các bức ảnh mà thôi".

Ngoài những lượt like (thích) cùng lời tung hô trên mạng, các hợp đồng quảng cáo bội tiền cũng là lý do người trẻ đam mê độ cao không ngại "bán mạng".

"Spider Man" Ngô Vịnh Ninh từng đánh cược cả mạng sống để quay video trên tầng 62 một tòa cao ốc ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Nguyên nhân chủ yếu chính là hợp đồng trị giá hàng chục nghìn USD - số tiền có thể giúp anh trang trải phần nào cuộc sống.

Một giây sơ sẩy trả giá bằng cả mạng sống

Điểm chung của hội "rooftopper" là dám mạo hiểm tính mạng để có được những khoảnh khắc đẹp mắt. Tuy nhiên, đi kèm với đó là cái giá đắt mà các bạn trẻ có thể phải đối mặt.

Để giữ được độ "ngầu" và chân thực cho người xem, "rooftopper" thường không sử dụng đồ bảo hộ khi leo trèo, tạo dáng. Điều đó đồng nghĩa với việc họ phó mặc sự an nguy của bản thân cho số phận: Nhẹ thì chấn thương, bị cảnh sát bắt, phạt tiền, suýt chết; nặng thì mất mạng.

nhung ke khong so chet leo len noc nha choc troi lam gi
Mạng sống là cái giá đắt nhất mà các "rooftopper" phải trả khi đặt cược bản thân vào phi vụ nguy hiểm.

Ngày 8/11/2017, cái chết của đầy ám ảnh của Ngô Vịnh Ninh khi trượt tay ngã từ tầng 62 đến nay vẫn còn khiến nhiều người bàng hoàng. 9X từng chia sẻ đây sẽ là lần cuối mình thực hiện pha mạo hiểm như vậy, sau khi có được số tiền thù lao đủ trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, anh không ngờ thương vụ đó lại khiến anh phải trả giá quá đắt.

Cái chết của chàng trai Trung Quốc như hồi chuông cảnh tỉnh cho những người trẻ có sở thích "giỡn mặt tử thần".

Daniel Lau (đồng sáng lập trang web Exthetics ghi lại các pha leo trèo lên nóc tòa nhà cao tầng cùng 3 người bạn) cũng là người có sở thích chụp ảnh trên cao.

Tuy nhiên, trả lời CNN, anh không khuyến khích người trẻ mạo hiểm với trào lưu này: "Mỗi người nên biết giới hạn của mình ở đâu và thận trọng khi tham gia các trò chơi nguy hiểm. Đừng bao giờ làm vậy chỉ để khoe mẽ. Chính bạn là người chịu trách nhiệm cho những rủi ro mình gặp phải, chứ không phải ai khác".

"Rooftopping" là trào lưu mà người tham gia, được gọi là "rooftopper", trốn lực lượng an ninh, không sử dụng đồ bảo hộ, thực hiện các động tác nguy hiểm trên nóc tòa nhà chọc trời.

Mục đích của họ là có được ảnh chụp, video ngoạn mục đăng lên mạng xã hội. Thiết bị ghi hình thường là camera gắn trên đầu, máy quay GoPro hay "combo" điện thoại và gậy selfie.

"Rooftopping" được cho là ra đời ở Nga, "biến tướng" từ trào lưu tồn tại hàng chục năm nay, với tên gọi "urban exploration" (tạm dịch: Thám hiểm đô thị).

XEM THÊM

nhung ke khong so chet leo len noc nha choc troi lam gi Hành trình đi đến 'nóc nhà' thế giới của 40 biker Việt

40 tay lái rong ruổi trên hành trình Việt Nam - Lào - Tây Tạng dài 10.000 km trong 23 ngày trên 30 xe phân ...

nhung ke khong so chet leo len noc nha choc troi lam gi Ô tô chạy 'điên đảo' trên nóc tòa nhà ở Trung Quốc

Có lẽ nhiều người sẽ ngạc nhiên và bật cười khi thấy hình ảnh con đường với nhiều xe hơi di chuyển khá tấp nập ...

nhung ke khong so chet leo len noc nha choc troi lam gi Chinh phục nóc nhà châu Âu chỉ bằng một sợi dây

Tormod Granheim, 42 tuổi người Na Uy đã chinh phục đỉnh Arête du Diable, nằm trên dãy núi Mont Blanc (Pháp) thuộc dãy Alps - ...

chọn
Thân thế doanh nghiệp thế chân Viwaseen tại KĐT bên Vành đai 4: Vốn nghìn tỷ, từng tham gia thị trường vàng
BĐS Hồ Gươm (đơn vị thế chân Viwaseen tại dự án An Thịnh 6) nằm trong hệ sinh thái doanh nghiệp do doanh nhân Nguyễn Thị Loan phát triển. Doanh nghiệp này có vốn điều lệ 1.400 tỷ đồng, từng tham gia thị trường vàng.