Xả rác, vẽ bậy, giẫm đạp nhà vườn hay ngắt hoa dọc đường là những hành động xấu xí của một bộ phân du khách khiến Đà Lạt mất dần đi vẻ đẹp và nét duyên vốn có.
Trung tâm Đà Lạt ngập trong biển rác sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2017. Một bộ phận không nhỏ du khách đến thành phố đã hồn nhiên xả rác khắp nơi khiến bộ mặt thành phố trở nên nhếch nhách và xấu xí. Ảnh: Tâm Huỳnh.
Bức tường vàng Cối Xay Gió, địa điểm check-in ưa thích của giới trẻ khi đến Đà Lạt bị vẽ bậy đã khiến nhiều người bức xúc những ngày qua. Ảnh: Demi Vu.
Xả rác chán, người ta lại ngang nhiên vẽ bậy trên quảng trường Lâm Viên, nơi được mệnh danh là trái tim của thành phố Đà Lạt. Ảnh: Đà Lạt trong tôi.
Mỗi mùa hoa về, từng dòng người lại ùn ùn kéo nhau lên Đà Lạt. Nhiều người vô tư bẻ cả cành mai anh đào để chụp hình. Đáng buồn trong số đó có cả các bạn trẻ lẫn người có học thức và địa vị trong xã hội. Ảnh: PVP.
Những cánh đồng cải, vườn hoa hướng dương hay đồi cỏ hồng cũng chung số phận khi bị du khách giẫm đạp không thương tiếc chỉ để chụp cho được một tấm hình. Ảnh: Đà Lạt trong tôi.
Với người Đà Lạt, mỗi mùa du lịch đều là những cơn ác mộng thật sự. Trung tâm thành phố luôn trong tình trạng ùn tắc, tiếng động cơ, còi xe inh ỏi suốt ngày. Ảnh: Đoàn Kiên.
Rác thải ngập tràn Đà Lạt những ngày đầu xuân Sau mỗi đợt lễ hội, nhiều hình ảnh lại cho thấy sự tràn ngập rác của thành phố ngàn hoa.
Lâm Đồng
Lâm Đồng là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, đồng thời là tỉnh có diện tích lớn thứ 7 cả nước tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía nam, tỉnh lỵ là thành phố Đà Lạt. Nằm trên cao nguyên cao nhất của Tây Nguyên là Lâm Viên - Di Linh với độ cao 1.500 mét so với mực nước biển và là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc tế. Do vị trí địa lý, thời tiết nơi đây ôn hòa và mát mẻ quanh năm dao động từ 18 – 25 độ C.
Bạn có biết: Năm 2010, Lâm Đồng là tỉnh đầu tiên của Tây Nguyên có 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Đà Lạt và Bảo Lộc).
Giá BĐS tại Việt Nam đã tăng 59% trong giai đoạn 2019 - 2024, cao hơn cả Mỹ, Australia, Nhật Bản, Singapore. Theo TS Cấn Văn Lực, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là việc "thổi giá, làm giá, té nước theo mưa" vẫn còn tồn tại.