Thành công tương lai của trẻ phụ thuộc vào gì? | |
Gắn bó mẹ - con: Đặc điểm quan trọng của những năm đầu đời |
Không thể phủ nhận, ông bà, các cụ thời xưa có những mẹo chăm con theo dân gian rất đáng học hỏi như trị ho bằng hẹ, trị cảm bằng nước gừng, trị sốt bằng rau diếp cá. Thế nhưng bên cạnh đó có những cách chăm con phản khoa học, không nên được áp dụng nữa.
Không được phép dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi. (Ảnh: Breezybeehoney) |
Đây là lỗi phổ biến nhất mà các ông bà hay mắc phải. Nhiều mẹ mới sinh con chia sẻ rằng bà nội, bà ngoại ngày nào cũng kêu sao không rơ miệng cho con bằng mật ong, chữa ho cho con bằng mật ong với tỏi. Câu nói này sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần dù bạn có cố giải thích mật ong là thực phẩm cấm kị dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.
Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, trẻ không cần phải rơ lưỡi miệng hàng ngày. Với trẻ bú sữa ngoài bổ sung, thì cần phải rơ lưỡi bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý.
Cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước
Trẻ bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước. (Ảnh: Gia đình) |
Trong 6 tháng đầu đời, trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn, không bổ sung bất cứ thực phẩm nào khác, kể cả nước. “Phải cho trẻ uống nước” là câu nói quen tai mà các mẹ sẽ thường xuyên phải nghe từ ông bà khi con ở giai đoạn 0-6 tháng tuổi. Hãy giải thích cho các bà hiểu: Lượng nước trong sữa mẹ tăng giảm theo nhu cầu của trẻ, sữa mẹ luôn luôn đảm bảo bổ sung lượng nước mà cơ thể trẻ cần. Trẻ bú mẹ đủ cũng không bao giờ lo mất nước. Vì thế việc cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn uống thêm nước là điều không cần thiết.
Trẻ đủ 6 tháng tuổi mới nên cho ăn dặm. (Ảnh: Báo mới) |
Các bà thường quan niệm cho trẻ ăn dặm sớm, mới cứng cáp và khỏe mạnh. Tuy nhiên WHO khuyến nghị chỉ cho trẻ ăn dặm khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Khi trẻ chưa đến giai đoạn này, việc bổ sung các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ sẽ chỉ làm hại hệ đường ruột của trẻ. Hơn nữa nó cũng khiến trẻ giảm số lần bú mẹ đi và điều này thực sự nguy hiểm, vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất với trẻ.
Pha nước cơm với sữa
Môt sai lầm tai hại nữa phải kể đến là pha nước cơm với sữa. Nhiều bà nội, bà ngoại cho rằng làm như thế này sẽ giúp trẻ no lâu, tăng cân, bụ bẫm hơn. Nhưng tương tự với ăn dặm sớm, pha nước cơm với sữa cũng vô tình khiến dạ dày non nớt của bé phải hoạt động nhiều hơn, tăng nguy cơ mắc các bệnh đường ruột sau này.
Nêm gia vị vào thức ăn dặm của trẻ
“Không nêm mắm nêm muối, ăn nhạt thế sao con ăn được” – hầu hết các ông bà đều có suy nghĩ sai lầm này. Thực tế, lượng muối trong thực phẩm là đủ và phù hợp với trẻ đang ăn dặm nên không cần thiết nêm mắm, muối vào đồ ăn của trẻ.