Những tảng đá thách thức trọng lực trên đảo ở Quy Nhơn

Các khối đá lớn xếp chồng lên nhau, nằm chênh vênh trên ngọn đồi sát biển tạo cảnh tượng lạ mắt trên đảo Cù Lao Xanh.
cu-lao-xanh-quy-nho-n-vnexpress-1-1560240801_r_680x0

Cù Lao Xanh hay đảo Vân Phi nằm cách thành phố biển Quy Nhơn (Bình Định) khoảng 24 km. Những tảng đá tự nhiên ở mạn phía đông của đảo nằm chênh vênh, như thách thức trọng lực của Trái Đất.

cu-lao-xanh-quy-nho-n-vnexpress-2-1560240805_r_680x0

Khối đá cao hơn một mét, cạnh con đường bê tông dẫn lên mũi phía bắc đảo. Theo anh Lê Văn Luận, người dân sống trên đảo, mọi người thấy những tảng đá ở vị trí này từ hồi mới sinh ra và coi đây là điểm đặc biệt của Cù Lao Xanh.

cu-lao-xanh-quy-nho-n-vnexpress-4-1560240810_r_680x0

Tảng đá nằm trên ngọn đồi gần khu vực "bãi thảo nguyên", nơi đang là nghĩa địa của đảo. Trên thế giới có nhiều tảng đá nổi tiếng vì tồn tại theo kiểu thách thức trọng lực, với kích thước lớn hơn như Kummakivi (Phần Lan), Peyro Clabado (Pháp), Krishna's Butterball (Ấn Độ)…

cu-lao-xanh-quy-nho-n-vnexpress-5-1560240813_r_680x0

Mảnh đá nứt vỡ gần như hoàn toàn nhưng vẫn không rơi xuống, nằm gần khu quân sự của đảo.

cu-lao-xanh-quy-nho-n-vnexpress-3-1560240807_r_680x0

Khu vực này chưa có tên chính thức nhưng thường được người dân địa phương và khách du lịch gọi là "rừng đá".

cu-lao-xanh-quy-nho-n-vnexpress-6-1560240816_r_680x0

Anh Nguyễn Vinh Niên, một người dân khác cho biết, hầu hết tảng đá đều nằm trên những ngọn đồi cao từ 10 đến 20 m, khách du lịch khó tiếp cận. "Nếu những hòn đá này ở thấp một chút có thể đã nổi tiếng vì mọi người check-in nhiều", anh Niên nói.

cu-lao-xanh-quy-nho-n-vnexpress-7-1560240824_r_680x0

Thuộc xã đảo Nhơn Châu, Cù Lao Xanh rộng khoảng 400 ha, nổi tiếng bởi cảnh đẹp hoang sơ cùng những rạn san hô đầy màu sắc gần bờ. Địa điểm được nhiều người du khách lựa chọn khi tới đây là khu dã ngoại Cù Lao Xanh, do bãi cát trắng, nhiều san hô, ít tàu thuyền của ngư dân và có sẵn các dịch vụ bơi lặn, ăn uống trên bờ.

cu-lao-xanh-quy-nho-n-vnexpress-8-1560240826_r_680x0

Điểm tham quan nổi tiếng nhất trên đảo là hải đăng Cù Lao Xanh, thuộc top 5 ngọn hải đăng trên 100 tuổi ở Việt Nam, do tổ chức Kỉ lục Việt Nam xếp hạng. Công trình do người Pháp xây dựng năm 1890, nằm ở độ cao 119 m so với mực nước biển, riêng phần tháp đèn cao 16,5 m. Hình ảnh ngọn hải đăng này từng xuất hiện trong bộ tem Hải đăng Việt Nam phát hành năm 1992.

cu-lao-xanh-quy-nho-n-vnexpress-9-1560240828_r_680x0

Toàn cảnh khu "rừng đá" nhìn từ hải đăng Cù Lao Xanh. Khách tới tham quan tháp đèn phải trả phí 10.000 đồng một người. Khu vực này đóng cửa vào buổi tối và mở cửa trở lại vào khoảng 5h30 sáng. Du khách có thể tới đây để ngắm ánh bình minh trên đảo.

cu-lao-xanh-quy-nho-n-vnexpress-10-1560240831_r_680x0

Đảo Cù Lao Xanh hiện có khoảng 500 hộ dân, đa phần đều làm nghề đánh bắt hải sản gần bờ. Trong ảnh là cảng cá lớn nhất đảo, nơi tập trung tàu thuyền của ngư dân và tàu du lịch chở khách tham quan.

cu-lao-xanh-quy-nho-n-vnexpress-11-1560240836_r_680x0

Một bữa trưa dành cho khách du lịch thường có các món như ốc mặt trăng hấp, sò nướng, cá thòi lòi biển… do người dân đánh bắt trực tiếp quanh đảo.

cu-lao-xanh-quy-nho-n-vnexpress-12-1560240837_r_680x0

Có hai cách để đến Cù Lao Xanh là đi tàu cao tốc hoặc lên thuyền đánh cá của ngư dân, tất cả đều khởi hành từ bến Hàm Tử, TP Quy Nhơn.
 Tour 750.000 đồng một người, đi về trong ngày, gồm dịch vụ xe điện đưa đón, tàu cao tốc khứ hồi, bữa trưa trên đảo và lặn ngắm san hô. Thời gian di chuyển từ bến tàu ra đảo khoảng 40 phút mỗi lượt. Nếu chọn thuyền của ngư dân, thời gian ra đảo có thể mất 2-3 giờ nhưng giá rẻ hơn, tuỳ thoả thuận của từng người và không có dịch vụ kèm theo. Hiện người dân trên đảo Cù Lao Xanh vẫn dùng điện máy phát với thời gian sử dụng theo giờ (9h – 15h, 17h – 23h), khách muốn ngủ lại qua đêm trên đảo nên lưu ý để tận hưởng chuyến đi trọn vẹn nhất.


chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.