Bộ Tài chính đánh giá "thuế tài sản phải nộp không phải là lớn". (Ảnh minh họa: Di Linh) |
Liên quan đến vụ "đánh thuế nhà trên 700 triệu", Bộ Tài chính có đưa ra tính toán số thu thuế tài sản dự kiến với mức thuế suất 0,4%.
Cụ thể, tính toán số thu thuế tài sản dự kiến phải nộp đối với thửa đất ở có diện tích 200m2; giá 1m2 đất tính thuế được lấy theo giá 1m2 đất thấp nhất, giá 1m2 đất cao nhất tại Bảng giá đất do UBND các tỉnh ban hành và giá 1m2 đất trung bình trên cả nước; mức thuế suất 0,4% theo giải pháp đề xuất.
Sau đó so với thu nhập bình quân hộ năm 2017 của nhóm có thu nhập cao nhất, nhóm ngành y tế, nhóm ngành giáo dục (thu nhập bình quân hộ được tính cho gia đình 4 người) thì tác động của chính sách thuế tài sản đến thu nhập của từng nhóm đối tượng như sau:
Đối với khu vực nông thôn
Trường hợp thửa đất có diện tích 200m2, giá 1m2 đất thấp nhất tại Bảng giá đất do UBND các tỉnh ban hành và mức thuế suất thuế tài sản dự kiến là 0,4% thì số thuế tài sản dự kiến phải nộp (chưa tính miễn, giảm) giao động từ 12.000 đồng/hộ/năm đến 360.000 đồng/hộ/năm.
Trong đó chỉ có 17/63 tỉnh có số thuế tài sản dự kiến phải nộp trên 100.000 đồng; thấp nhất là ở tỉnh Hòa Bình, Kon Tum; cao nhất là ở Hà Nội).
Chiếm từ 0,0048% đến 0,084% thu nhập bình quân hộ (4 người) đối với nhóm có thu nhập cao nhất; chiếm từ 0,0052% đến 0,091% thu nhập bình quân hộ (4 người) đối với nhóm ngành y tế và chiếm từ 0,0054% đến 0,093% thu nhập bình quân hộ (4 người) đối với nhóm ngành giáo dục.
Trường hợp thửa đất có diện tích 200m2, giá 1m2 đất cao nhất tại Bảng giá đất do UBND các tỉnh ban hành và mức thuế suất thuế tài sản dự kiến là 0,4% thì số thuế tài sản dự kiến phải nộp (chưa tính miễn, giảm) giao động từ 240.000 đồng/hộ/năm đến 5.200.000 đồng/hộ/năm(thấp nhất là ở tỉnh Bạc Liêu; cao nhất là ở Hà Nội, HCM).
Chiếm từ 0,091% đến 2,2% thu nhập bình quân hộ (4 người) đối với nhóm có thu nhập cao nhất; chiếm từ 0,099% đến 2,39% thu nhập bình quân hộ (4 người) đối với nhóm ngành y tế và chiếm từ 0,101% đến 2,45% thu nhập bình quân hộ (4 người) đối với nhóm ngành giáo dục.
Trường hợp thửa đất có diện tích 200m2, giá 1m2 đất bình quân chung của cả nước và mức thuế suất thuế tài sản dự kiến là 0,4% thì số thuế tài sản dự kiến phải nộp bình quân (chưa tính miễn, giảm) là khoảng 564.000 đồng/hộ/năm.
Chiếm từ 0,175% thu nhập bình quân hộ (4 người) đối với nhóm có thu nhập cao nhất; chiếm 0,189% thu nhập bình quân hộ (4 người) đối với nhóm ngành y tế và chiếm 0,194% thu nhập bình quân hộ (4 người) đối với nhóm ngành giáo dục.
(Ảnh minh họa: Di Linh) |
Đối với khu vực thành thị
Trường hợp thửa đất có diện tích 200m2, giá 1m2 đất thấp nhất tại Bảng giá đất do UBND các tỉnh ban hành và mức thuế suất thuế tài sản dự kiến là 0,4% thì số thuế tài sản dự kiến phải nộp (chưa tính miễn, giảm) giao động từ 24.000 đồng/hộ/năm đến 3.168.000 đồng/hộ/năm.
Trong đó chỉ có 3/63 tỉnh có số thuế tài sản dự kiến phải nộp trên 1.000.000 đồng là Hà Nội, HCM và Nghệ An; thấp nhất là ở tỉnh Hà Giang; cao nhất là ở Hà Nội).
Chiếm từ 0,01% đến 0,62% thu nhập bình quân hộ (4 người) đối với nhóm có thu nhập cao nhất; chiếm từ 0,01% đến 0,68% thu nhập bình quân hộ (4 người) đối với nhóm ngành y tế; và chiếm từ 0,011% đến 0,695% thu nhập bình quân hộ (4 người) đối với nhóm ngành giáo dục.
Trường hợp thửa đất có diện tích 200m2; giá 1m2 đất cao nhất tại Bảng giá đất do UBND các tỉnh ban hành và mức thuế suất thuế tài sản dự kiến là 0,4% thì số thuế tài sản dự kiến phải nộp (chưa tính miễn, giảm) giao động từ 1.344.000 đồng/hộ/năm đến 129.600.000 đồng/hộ/năm (thấp nhất là ở tỉnh Lai Châu; cao nhất là ở Hà Nội, HCM).
Trường hợp thửa đất có diện tích 200m2, giá 1m2 đất bình quân chung của cả nước và mức thuế suất thuế tài sản dự kiến là 0,4% thì số thuế tài sản dự kiến phải nộp bình quân (chưa tính miễn, giảm) là khoảng 8.104.000 đồng/hộ/năm.
Chiếm 2,51% thu nhập bình quân hộ (4 người) đối với nhóm có thu nhập cao nhất; chiếm 2,72% thu nhập bình quân hộ (4 người) đối với nhóm ngành y tế và chiếm 2,79% thu nhập bình quân hộ (4 người) đối với nhóm ngành giáo dục.
Thông tin có thể"đánh thuế nhà trên 700 triệu" khiến nhiều người lo lắng. (Ảnh: Di Linh) |
"Đối với thửa đất ở những vị trí đặc biệt, đất mặt phố, có giá đất cao, số thuế phải nộp cao thì tuyệt đại bộ phận người có quyền sử dụng đất ngoài thu nhập từ tiền lương, tiền công còn có thu nhập cao từ việc cho thuê đất, thuê nhà, kinh doanh...
Do đó, nếu so sánh trên tổng thu nhập (thu nhập từ tiền công, tiền lương và thu nhập từ hoạt động cho thuê đất, thuê nhà, kinh doanh) thì số thuế tài sản phải nộp không phải là lớn.
Đối với trường hợp sở hữu giá trị tài sản lớn, trong khi thu nhập chỉ có tiền lương, tiền công ở mức thấp, chưa có nguồn để trả thuế, tại dự thảo Luật đã có quy định cho phép chậm nộp tiền thuế cho đến khi chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản (chuyển nhượng hoặc thừa kế)", Bộ Tài chính đánh giá.
Ngày 17/4, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về đề nghị xây dựng dự án Luật thuế tài sản. Theo đó, việc Bộ Tài chính gửi xin ý kiến rộng rãi về đề nghị xây dựng dự án Luật thuế tài sản là thực hiện theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong giai đoạn nghiên cứu, đề xuất chính sách để đề nghị đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, chưa phải là xây dựng dự án Luật. Ngoài ra, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chưa xem xét, cho ý kiến đối với đề nghị xây dựng dự án Luật thuế tài sản của Bộ Tài chính, vì theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh chỉ được trình Chính phủ xem xét, cho ý kiến sau khi đã lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và được Bộ Tư pháp thẩm định. |
"Theo tính toán trên cơ sở diện tích đất theo số liệu thống kê năm 2015 và giá 1m2 đất tại Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh công bố cho giai đoạn 2015-2020; số liệu về nhà ở năm 2011 tại Đề án Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Xây dựng, số liệu về nhà ở tính đến năm 2014 do Bộ Xây dựng cung cấp; và số liệu thu thuế SDĐPNN qua các năm thì dự kiến số thu thuế tài sản theo giải pháp 1 khoảng 22.700 tỷ đồng (nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 1 tỷ đồng) hoặc khoảng 23.300 ((nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 700 triệu đồng)". Bộ Tài chính |
Vụ 'đánh thuế nhà trên 700 triệu': Tác động tích cực là gì?
Liên quan đến vụ "đánh thuế nhà trên 700 triệu", Bộ Tài chính đã đưa ra nhiều tác động được cho là tích cực. |
Vụ 'đánh thuế nhà trên 700 triệu': Bộ Tài chính 'hé lộ' cách tính thuế nhà chung cư
Liên quan đến vụ "đánh thuế nhà trên 700 triệu đồng", Bộ Tài chính vừa có thông tin về "cách tính thuế tài sản dự ... |