Nói chuyện với trẻ thế này, bảo sao chúng càng bướng bỉnh và phản kháng

Bố mẹ thường nói những câu như “con giỏi lắm”, “mẹ cảm ơn con” khi nói chuyện với con. Nhưng những câu nói này có thực sự có ý nghĩa đối với trẻ?
 

Nếu bọn trẻ ngịch ngợm, leo trèo, bố mẹ sẽ nói: “Cẩn thận đấy con”. Nếu con và bạn tranh giành đồ chơi, chúng ta sẽ nói: “Cùng chơi nào”, “con nhường bạn đi”. Khi chào tạm biệt, chúng ta hỏi con: “Hôn mẹ nào”. Khi con chịu ăn rau, chúng ta hào hứng khen con: “Con giỏi lắm”. Bạn nghe có thấy quen tai không? Chúng ta vẫn thường nói chuyện với con theo cách đó và nghĩ rằng cách nói chuyện như vậy sẽ giúp cảm thấy được yêu thương, quan tâm, khích lệ và bảo vệ. Thế nhưng đối với bọn trẻ, những kiểu cách nói như vậy lại có ý nghĩa trái ngược hoàn toàn.

noi chuyen voi tre the nay bao sao chung cang buong binh va phan khang
Đừng bao giờ nói chuyện với con theo kiểu ra lệnh. (Ảnh: Chuansong)

Vấn đề ở đây là bố mẹ nói những câu này để mong con đáp lại theo ý mình (“Xin lỗi đi”), để mong con có cảm xúc như mình muốn (“Con ổn mà”); muốn con làm theo ý mình (“Con phải thật ngoan”); và chuyện gì sẽ xảy ra nếu con không nghe lời (“Con có muốn bị phạt không?”).

Nói cách khác, bố mẹ đang nói chuyện với con theo kiểu mệnh lệnh. Cách nói chuyện này không giúp bố mẹ hiểu cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của trẻ. Nó cũng không có ích gì trong việc dạy trẻ giao tiếp và giải quyết vấn đề, đơn giản bố mẹ chỉ đang dạy con cách phải tuân lệnh mà thôi.

Ví dụ chúng ta muốn dạy con về lòng biết ơn. Khi con được bạn giúp đỡ, chúng ta liền nói với con: “Con cám ơn bạn đi”. Thông thường sẽ có hai cách phản ứng. Một là, con sẽ lầm lì không nói gì cả. Hai là con ngoan ngoãn nhanh miệng nói cảm ơn. Cả hai phản ứng này đều không có ý nghĩa gì trong việc dạy con biết trân trọng sự giúp đỡ của người khác. Con nói cảm ơn nhưng chưa chắc con hiểu tường tận sự giúp đỡ của bạn.

Trong trường hợp này, bố mẹ thay vì thúc ép con nói cảm ơn bạn, hãy giải thích ngắn gọn cho con thấy bạn giúp đỡ con ra sao, không có sự giúp đỡ đó con sẽ thế nào và nói “mẹ nghĩ là mẹ rất biết ơn bạn ấy”. Cách nói như vậy vừa tích cực vừa không mang tính chất ra lệnh. Hãy để trẻ tự cảm nhận và tự biết nói cảm ơn bạn.

noi chuyen voi tre the nay bao sao chung cang buong binh va phan khang
Luôn giải thích, đưa cho trẻ sự lựa chọn và tôn trọng cảm xúc của trẻ là những điều bố mẹ cần nhớ. (Ảnh: Pinterest)

Vậy nói chuyện với con như nào mới đúng?

Sau đây là những nguyên tắc khen chê con đúng mực và có hiệu quả trong việc giáo dục con.

- Đừng khen hành động mà con không muốn làm, hãy khen sự hợp tác của con. Ví dụ mẹ bắt con mặc áo mưa nhưng con không muốn, sau đó con lại mặc. Vậy đừng khen hành động đó, hãy khen con hợp tác tốt với mẹ.

- Thay vì yêu cầu những điều con không muốn làm, hãy giải thích việc đó có ý nghĩa nào với bố mẹ. Có thể con không muốn mặc áo mưa dù trời mưa. Nhưng hãy giải thích rằng nếu con không mặc áo mưa, người bị ướt, con bị ốm, mẹ sẽ rất lo và vất vả chăm con. Để cho trẻ suy nghĩ và lựa chọn. Chắc chắn khi ấy, trẻ sẽ chịu mặc áo mưa mà không cảm thấy khó chịu, miễn cưỡng.

- Đừng bao giờ ra lệnh, bọn trẻ luôn làm ngược theo ý muốn của chúng ta. Thay vào đó, luôn luôn giải thích và cho trẻ sự lựa chọn.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.