'Nói tăng lương cho giáo viên để chống lạm thu là không hiểu bản chất vấn đề'

Theo các chuyên gia giáo dục, bản chất của vấn đề lạm thu không hề có chút liên quan nào đến tăng lương cả, giống như người thu nhập cao vẫn có thể tham nhũng.
noi tang luong cho giao vien de chong lam thu la khong hieu ban chat van de Làm rõ việc vận động HS đóng 500.000 đồng/em để xây dựng trường đạt chuẩn
noi tang luong cho giao vien de chong lam thu la khong hieu ban chat van de Chủ tịch huyện An Dương: Nếu hiệu trưởng xin ra khỏi ngành khi bị đình chỉ công tác và thanh tra thì không thể được
noi tang luong cho giao vien de chong lam thu la khong hieu ban chat van de Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Sẽ xem xét không cho Hội phụ huynh thu tiền để tránh biến tướng
noi tang luong cho giao vien de chong lam thu la khong hieu ban chat van de Phụ huynh bức xúc vì học sinh phải đóng 135.000 đồng sổ liên lạc điện tử

Phát biểu mới đây của Tiến sĩ (TS) Nguyễn Khánh Trung - Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục IRED cho rằng, cần tăng lương cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục để giảm bớt tình trạng lạm thu đầu năm đã vấp phải sự phản đối của nhiều chuyên gia giáo dục.

Lạm thu thì có phải được dùng để chi cho giáo viên đâu

TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT Trường Đại học FPT bày tỏ sự không đồng tình với ý kiến cho rằng tăng lương giáo viên để giảm lạm thu.

noi tang luong cho giao vien de chong lam thu la khong hieu ban chat van de
TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT Trường Đại học FPT. Ảnh: Xuân Trung.

Ông dẫn giải: "Thứ nhất, chúng ta sẽ lấy đâu ra nguồn tiền để nâng mức lương cũng như thu nhập cho giáo viên. Hiện tại ngân sách chi tối đa 20% cho giáo dục rồi chứ không thể chi hơn được nữa. Tiền là một trong các giải pháp nhưng trong bối cảnh hiện nay thì thiếu khả thi.

Thứ hai, nếu nơi nào lạm thu thì có phải được dùng để chi cho giáo viên đâu. Bản thân các giáo viên chưa chắc, mà chính xác là không hề được tăng thu nhập nhờ việc lạm thu này. Bởi họ chỉ là người đứng ra thu tiền chứ không phải là người giữ tiền.

Cái quan trọng nhất, nếu trả lương rất cao mà trường nào còn lạm thu nữa và có giáo viên nào liên quan đến chuyện này thì sẽ bị đuổi việc, không được hưởng lương thuộc ngạch lương của giáo viên nữa. Khi ấy thì giáo viên để giữ vị trí lương cao của mình mà không làm bậy thì lại là câu chuyện khác".

Vị lãnh đạo Đại học FPT cũng khẳng định, nếu nói "Lạm thu bởi vì lương thấp" thì cũng không đúng bản chất. Hơn nữa là nhà trường lạm thu (cụ thể là BGH, đứng đầu là Hiệu trưởng) chứ đâu phải là giáo viên lạm thu. Đây là chủ trương của trường, giáo viên chỉ đứng ra thu và sau đó nộp cho trường. Thậm chí, các khoản thu "tự nguyện, xã hội hóa" giáo viên cũng chỉ đứng ra thu chứ không được phép giữ tiền đó.

noi tang luong cho giao vien de chong lam thu la khong hieu ban chat van de
Tình trạng lạm thu gần như là câu chuyện không xa lạ vào mỗi dịp đầu năm học. Ảnh minh họa.

Ngoài ra, TS Lê Trường Tùng nêu quan điểm, nếu xảy ra lạm thu thì Hiệu trưởng là người phải chịu trách nhiệm. Bởi nếu hiệu trưởng cấm thì giáo viên nào, cán bộ nào dám lạm thu. Còn nếu hiệu trưởng đã 'bật đèn xanh", cộng với sự đồng ý của lãnh đạo địa phương theo chủ trương "xã hội hóa" thì lúc ấy, câu chuyện lạm thu sẽ còn phức tạp.

Chuyện lạm thu là của của cán bộ quản lý, chứ không phải của giáo viên

Cùng chung quan điểm trên, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội khoa học Tâm lý giáo dục Hà Nội cho biết: "Tôi không tán thành ý kiến đề xuất cho rằng nên tăng lương cho giáo viên cũng như cán bộ quản lý để giảm tình trạng lạm thu đầu năm. Ông Trung phát biểu như vậy là không hiểu bản chất của vấn đề. Chả bao giờ lạm thu về lại phục vụ cho việc tăng thu nhập cho giáo viên cả".

TS Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh, bản chất của lạm thu là cơ chế khác. Muốn có chất lượng giáo dục thì một trong số cách là tăng lương giáo viên, nêu cao vị thế của thầy cô giáo lên để các thầy cô yên tâm gắn bó với nghề. Còn câu chuyện lạm thu của của cán bộ quản lý, chứ không phải của giáo viên.

noi tang luong cho giao vien de chong lam thu la khong hieu ban chat van de
Thạc sĩ Vũ Hoàng Sơn - Giáo viên Trường Tiểu học Bình Hòa (TP HCM). Ảnh: NVCC.

Là một giáo viên tiểu học đang trực tiếp đứng lớp giảng dạy, Thạc sĩ Vũ Hoàng Sơn - Giáo viên Trường Tiểu học Bình Hòa (TP HCM) nói: "Phát biểu của TS Trung như vậy là chưa ổn và tôi phản đối. Quy trình họp phụ huynh thường phải theo các bước gồm BGH họp với Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường. Sau đó mới tiến hành họp với Ban phụ huynh các lớp để bầu ra Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp thì mới thống nhất số tiền thu đầu năm.

Do đó, BGH nhà trường muốn thu khoản nào một phần cũng là thống nhất với Ban đại diện cha mẹ học sinh, chứ đâu liên quan gì đến giáo viên đứng lớp. Càng không liên quan tới câu chuyện tăng lương cho giáo viên để có thể chống được lạm thu. Điều này là hết sức vô lý. Giáo viên không có quyền trong vấn đề thu chi. Có chăng là giáo viên đứng ra thu hộ cho Ban đại diện cha mẹ học sinh, tiền thu được đều bàn giao lại cho phụ huynh và BGH".

Nói về nguyên nhân dẫn đến lạm thu, TS Lê Trường Tùng thẳng thắn chỉ ra rằng, chúng ta đang có một cái nhìn mơ hồ và mập mờ về các khái niệm như "xã hội hóa, khoản thu tự nguyện, bắt buộc".

Ông Tùng phân tích: Dù Việt Nam là quốc gia rất chịu chi cho giáo dục khi chi ngân sách tới 20% để đầu tư vào ngành này. Trong đó cũng có những quy tắc như ở các địa phương tính định mức trên đầu 1 trẻ em đi học để cho ra một con số để tính tổng chi. Sau mới chi cho nhà trường là 82% chi cho lương, 18% là cho các nội dung khác. Vì tổng chi thấp, cộng thêm chính sách thu học phí ít nên vấn đề nâng lương cho giáo viên còn nan giải.

"Nếu để chống lạm thu thì các khoản thu tự nguyện cần theo nguyên tắc ủng hộ kiểu bỏ phiếu kín, tất cả phụ huynh ủng hộ cho vào phong bì không đề tên hoặc cho vào thùng kín, thử xem thu được bao nhiêu. Tuy nhiên, nhiều nơi vẫn chia bình quân và còn công khai tên người nộp, người chưa nộp nên gây ra áp lực tâm lý. Tự nguyện nhưng gần như trên tinh thần bắt buộc.

Em nào chưa nộp thì bị cô giáo nhắc tên để về nhắc phụ huynh, khi ấy sẽ đụng chạm đến danh dự của học sinh. Đang từ chuyện người lớn, cuối cùng đưa lên lớp thành chuyện có cả học sinh và các em bị áp lực rất lớn. Còn nếu nói chỉ cần tăng lương cho giáo viên là xong để chống tiêu cực thì là câu chuyện quá xa vời", ông Lê Trường Tùng cho biết thêm.

noi tang luong cho giao vien de chong lam thu la khong hieu ban chat van de Thứ trưởng Bùi Văn Ga sẽ về ĐH Đà Nẵng làm giảng viên ngành Động cơ ô tô và dung lượng tái tạo

Giáo sư Lê Kim Hùng - Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng đã có những chia sẻ ngắn về việc Thứ trưởng Bùi ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.