Nữ hiệu trưởng được mệnh danh “bà tiên” của trẻ chậm phát triển

Lắm lúc bà như một đứa trẻ tăng động nhún nhảy trước nhạc hay cười hề hề như một trẻ mắc chứng Down… bởi bà biết chỉ có cách hóa thân vào cuộc sống các em thì mới hiểu được chúng để yêu thương và giáo dục những học trò đặc biệt này.
nu hieu truong duoc menh danh ba tien cua tre cham phat trien Nghị lực vươn lên của những người 'không bằng bạn'

Yêu trẻ tự kỷ, Down vô điều kiện

nu hieu truong duoc menh danh ba tien cua tre cham phat trien
Bà Võ Thị Khoái, hiệu trưởng trường Chuyên biệt Gia Định dạy trẻ tự kỷ và chậm phát triển trí tuệ.

Đó là hình ảnh cô Võ Thị Khoái (sinh năm 1949), hiệu trưởng trường Chuyên biệt Gia Định dạy trẻ tự kỷ và chậm phát triển trí tuệ (số 280 Bùi Hữu Nghĩa P. 2, Q. Bình Thạnh – TPHCM), người có hơn 20 năm đồng hành với trẻ tự kỷ, Down và chậm phát triển.

Trước năm 1993, cô Khoái là giáo viên trường cấp II Hà Huy Tập, sau cô chuyển qua làm giáo viên của trường Chuyên biệt Gia Định rồi trở thành hiệu trưởng vào năm 1995 cho đến nay. “Tôi từng có thời gian dài chăm lo cho trẻ đường phố nhưng khi tiếp xúc với các em tự kỷ, Down… mới thấy các em thật sự đáng thương vì không được giáo dục và yêu thương đúng cách. Sau một thời gian ngắn gần gũi các em tôi tự nhủ mình phải cố gắng nhiều hơn nữa để giúp các em sớm hòa nhập cộng đồng hoặc ít nhất có thể chăm sóc bản thân mình”, cô Khoái cho biết.

Nhưng mọi chuyện không dễ như cô nghĩ vì ngày đó, tự kỷ và chậm phát triển là những từ ngữ, căn bệnh khá lạ ở Việt Nam và còn khá ít tài liệu hướng dẫn giáo dục các trẻ này. Cô mày mò, tìm nhiều nguồn tài liệu và không ngừng học hỏi nhưng sự tiến bộ của học trò không đáng kể.

nu hieu truong duoc menh danh ba tien cua tre cham phat trien
Dắt học trò đi trung tâm thương mại để hòa nhập cộng đồng.

May mắn, năm 1996 cô nhận được một học bổng tại Pháp về chương trình dạy trẻ tự kỷ, chậm phát triển. Không ngần ngại, cô đi ngay và chỉ sau 1 năm học ở Pháp, tư duy, suy nghĩ về cách dạy của cô đã khác hẳn. Đem kinh nghiệm, kiến thức truyền cho đồng nghiệp và sau một thời gian ngắn học trò của trường đã tiến bộ vượt bậc.

Nhiều em từ không biết nói đã có thể giao tiếp tốt, hay những em sẵn sàng lao vào đánh nhau khi có ai đó cản đường nay đã có thể tự kiềm chế cảm xúc để chơi nhạc hoặc xếp hình. Có em, ngày vào trường chỉ khóc và khóc, nước mắt nước mũi cứ quện vào nhau, khóc khàn cả giọng, khóc ói hết cơm khi có ai lạ đụng vào người nhưng giờ đã biết tự chăm sóc bản thân một cách cơ bản nhất.

“Những ngày ở Pháp và sau này là qua các lớp học với chuyên gia người nước ngoài, tôi được dạy cách phải yêu thương trẻ chậm phát triển, Down và tự kỷ một cách vô điều kiện vì nếu các em không cảm nhận được tình cảm giáo viên thì không thể nào đi thêm một bước nữa là giáo dục chúng. Đặc biệt phải đưa các em ra ngoài xã hội để học kỹ năng sống và tính tự lập thay vì giữ chúng trong nhà”, cô Khoái nhớ lại.

nu hieu truong duoc menh danh ba tien cua tre cham phat trien
Cùng chơi bowling.

Ngày đầu khi các thầy cô còn ái ngại dẫn học trò ra đường thì chính cô Khoái đã dắt chúng đi chợ mua đồ và ăn chè. Vào các dịp lễ Tết thì kéo cả trường đi ngắm phố phường, vào các trung tâm thương mại để các em tham quan, học đi thang cuốn và ăn gà rán.

“Mấy năm đầu tiên, khi dắt mấy em bị Down đi ăn chè người ta cứ nhìn tôi suốt và nói “bà này sao đẻ toàn con bị Down tội thật’. Nhưng tôi chẳng bận tâm vì sau mỗi chuyến đi học trò của tôi giỏi hơn, tiến bộ hơn”, bà giáo già cười thật hiền khi nhắc lại chuyện xưa.

Cố gắng để kỳ tích xuất hiện

nu hieu truong duoc menh danh ba tien cua tre cham phat trien
Các em luôn được tạo điều kiện để phát triển toàn diện.

Từ 25 học sinh đầu tiên, nay trường tiếp nhận gần 90 em từ 18 tháng tuổi đến 18 tuổi. Các em ngoài trẻ mắc chứng Dowm, tự kỷ còn rất nhiều em chậm phát triển, thiểu năng. Nhiều lứa học sinh đã ra trường, có em đi học tại các trường công lập.

Các em ở trường nếu nhẹ sau một thời gian học có thể hòa nhập tốt với cộng đồng. Nặng thì cũng có thể tự chăm sóc bản thân tự đánh răng, dọn dẹp, bưng bê thức ăn và phụ giúp gia đình một vài việc nhỏ. Nhưng hơn hết, học trò của trường sẽ không còn trường hợp tự làm tổn thương bản thân, không cáu gắt, khóc lóc…

Chị Nguyễn Như Thoa, mẹ của bé Hiếu học sinh của trường khoe: “Con tôi bị tự kỷ đến năm 4 tuổi vẫn không giao tiếp bằng ngôn ngữ được nhưng sau gần 2 năm học ở trường đã tiến bộ rất nhiều. Giờ cháu đã là học sinh lớp 8 và rất giỏi Anh văn, thi luôn đạt điểm 10 duy nhất của trường Hà Huy Tập. Thấy cháu phát triển từng ngày chúng tôi mừng khôn xiết. Nếu không có cô Khoái và các giáo viên hướng dẫn gia đình và giáo dục Hiếu đúng hướng chắc giờ cháu chỉ là một đứa trẻ vô tri”.

nu hieu truong duoc menh danh ba tien cua tre cham phat trien
Chơi Halloween tại trường.

Để có được thành quả này, cô Khoái không chỉ đưa ra giáo án chung cho toàn trường mà còn đấu tranh với gia đình để phụ huynh không đánh con dù chúng có sai và phải đồng hành cùng trẻ trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.

“Ngoài tình thương, chúng tôi quan niệm vui chơi là để phát triển nên luôn tạo điều kiện để các em được chơi, được vào đời bằng cách này hay cách khác. Nhưng để làm được điều đó với trẻ chậm phát triển là cực khó đòi hỏi sự kiên nhẫn cao và buộc phụ huynh phải đồng hành để hiểu con em mình. Qua đó, nhiều phụ huynh đã thành công và tìm được hạnh phúc gia đình khi con của họ từ một trẻ chỉ biết khóc, biết la giờ có thể chơi đàn, đến trường và đem lại hạnh phúc cho gia đình”, cô Khoái trải lòng.

nu hieu truong duoc menh danh ba tien cua tre cham phat trien
Một số học sinh của trường đã có thể làm phục vụ.

Hay nói như chị Dương Thị Thu Tâm phụ huynh của em Lý học sinh của trường thì: “Qua cô Khoái và nhà trường giúp tôi nhận ra phương pháp giáo dục tốt nhất là đồng hành và đồng cảm cùng con. Tôi cùng Lý đi bơi, đến các khu vui chơi, công viên… dần dần Lý không còn quậy phá, biết nghe lời mẹ, bình tĩnh hơn không còn hành vi nguy hiểm… Giờ Lý có thể chơi đàn và xếp hình rất giỏi. Một bức tranh gần 300 mảnh em ghép chưa đầy 2 tiếng đã xong”.

Dù biết rằng tự kỷ là suốt đời nhưng bà giáo già Võ Thị Khoái tin rằng nếu chúng ta cố gắng hết sức thì điều tốt đẹp sẽ đến, thậm chí là kì tích cũng có thể đến. Nên bà luôn làm tất cả để những học trò “đặc biệt” của mình chí ít là có thể tự chăm sóc bản thân và sống có ích gia đình.

chọn
Bộ TN&MT đã chuẩn bị những gì để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7?
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều nay (4/5), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cung cấp thông tin liên quan đến việc chuẩn bị để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7.