Núi băng 1.000 tỷ tấn tách khỏi Nam Cực, liệu có đáng sợ?

Núi băng nặng hơn 1.000 tỷ tấn, gấp hơn ba lần kích thước London vừa tách khỏi thềm băng phía đông Nam Cực.
nui bang nang 1000 ty tan tach khoi nam cuc lieu co dang so
Núi băng hơn 1.000 tỷ tấn tách khỏi Nam Cực trong thời gian từ ngày 10/7 đến 12/7. Ảnh: MIDAS Project

Theo dõi sự đứt gãy của Larsen C, thềm băng lớn thứ tư Nam Cực sau sự sụp đổ của thềm băng Larsen A năm 1995, các nhà khoa học thuộc Dự án MIDAS phát hiện những thay đổi đáng kể trong vòng một năm qua.

Nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Anh cho hay, núi băng có diện tích 5.800 km2 đã tách khỏi Larsen C từ ngày 10/7 đến ngày 12/7, theo thông tin ghi nhận từ vệ tinh Aqua MODIS của NASA.

"Chúng tôi đã dự liệu sự kiện này trong nhiều tháng nay, song khá bất ngờ vì quá trình đứt gãy ở những km cuối diễn ra khá chậm", giáo sư Adrian Luckman, đại học Swansea, chỉ huy trưởng dự án MIDAS cho biết trong một thông báo.

Các chuyên gia tin rằng núi băng hiện vẫn giữ nguyên trạng đồng thời nhấn mạnh đây là một hoạt động thường thấy ở các thềm băng. "Điểm khác lạ duy nhất ở đây là kích thước khổng lồ của núi băng đứt gãy", giáo sư Luckman nói.

Núi băng vừa tác khỏi Nam Cực được gọi tên là A68, có thể tích gấp đôi hồ Erie, một trong 5 Ngũ Hồ của Mỹ, và gấp hơn ba lần diện tích thủ đô London của nước Anh.

Dù vậy, A68 chỉ bằng một nửa núi băng lớn nhất từng được ghi nhận là B15. Đây là khối băng có diện tích hơn 11.000 km2, tương tương kích thước bang Connecticut, Mỹ, rời thềm băng Ross vào tháng 3/2000.

Mất núi băng B68, diện tích thềm băng Larsen C giảm 12%, làm thay đổi quang cảnh bán đảo Nam Cực vĩnh viễn.

Nhóm nghiên cứu nhận định sẽ không có tác động nào trong thời gian ngắn. "Sự kiện này không ảnh hưởng trực tiếp tới bất kỳ ai, các ảnh hưởng nếu có sẽ diễn ra trong vài năm nữa", Luckman nói.

nui bang nang 1000 ty tan tach khoi nam cuc lieu co dang so
Tháng 11 năm ngoái, hình ảnh vệ tinh cho thấy núi băng chỉ còn 5 km liên kết với thềm băng Larsen C. Ảnh: CNN

Trước mắt, dự án MIDAS sẽ tiếp tục nghiên cứu thềm băng Larsen C sau sự kiện chia tách này và quá trình di chuyển của núi băng. Mối liên quan giữa sự kiện lần này và biến đổi khí hậu cũng đang được làm rõ.

"Tới nay, chưa có bằng chứng nào về liên hệ giữa biến đổi khi hậu do con người gây ra và đứt gãy thềm băng", Martin O’Leary, chuyên gia về sông băng, thành viên dự án MIDAS nhận định.

Tuy nhiên, ý kiến này không được toàn thể giới khoa học ủng hộ.

"Rõ ràng là nóng lên toàn cầu, xuất phát từ việc đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động nông nghiệp của con người, góp phần dẫn tới sự kém ổn định của Nam Cực. Đứt gãy là bằng chứng cho thấy thềm băng Nam Cực đang mỏng dần đi và điều này bắt nguồn từ khí hậu nóng lên gần đây. Đây là hồi chuông cảnh báo cho con người, chúng ta cần nhận thức rõ ảnh hưởng của nó tới mực nước biển trong tương lai", Eric Rignot, giáo sư khoa học Trái Đất tại đại học California, Mỹ, phản bác.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/5 - 17/5): Hà Nội chốt giảm 61 xã phường, khởi công cao tốc TP HCM - Chơn Thành vào 2/9
Hà Nội sẽ giảm 61 xã phường; Bắc Giang giảm 7 đô thị so với quy hoạch duyệt năm 2022; Sở GTVT TP HCM đề xuất xây dựng thêm hàng loạt tuyến metro; Đăk Lắk đề xuất làm đường kết nối cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.