Tổng thống Rodrigo Roa Duterte và phó Tổng thống Maria Leonor Robredo hát quốc ca trong một sự kiện hồi tháng 3 năm nay. Ảnh: Presidential Photo/King Rodriguez |
Theo dự luật được Hạ viện Philippines thông qua hôm 26/6, quốc ca Lupang Hinirang là là bài hát bắt buộc tại các sự kiện tập trung cộng đồng và phải được hát với sự nhiệt huyết của công dân nước này.
Nếu dự luật này được Thượng viện thông qua, người vi phạm sẽ bị phạt hành chính từ 1.000-1.800 USD, hoặc phạt một năm tù giam. Người tái phạm lần hai sẽ bị phạt cả hành chính cả phạt tù. Họ cũng có thể bị công khai bêu tên trên báo chí.
Theo tờ Inquirer, khi cử quốc ca, mọi công dân Philippines phải đứng dậy và hướng mặt về phía quốc kỳ (nếu có), người chủ trì buổi lễ hoặc ban nhạc. Dự luật đồng thời quy định giai điệu chính thức đối với quốc thiều và quốc ca.
Mọi học sinh, sinh viên ở trường công hay trường tư trên đất nước này cũng đều phải thuộc quốc ca. Dự luật cũng nêu rõ, "bất cứ hành vi phỉ báng, làm nhục hay chế giễu quốc gia đều bị phạt nặng".
Dự luật cần được Thượng viện và Tổng thống Philippines thông qua trước khi trở thành luật. Giới phân tích cho rằng đây là biện pháp khuyến khích lòng yêu nước của công dân.
Trước đây, Philippines cũng từng đưa ra các quy định đối với việc hát quốc gia, song không mang tính chất ràng buộc pháp lý. Ngoài Philippines, một số nước khác ở châu Á cũng ban hành quy định khắt khe liên quan đến vấn đề này.
Năm 2016, Tòa án tối cao Ấn Độ từng yêu cầu các rạp chiếu phim trên khắp cả nước phát quốc gia trước khi chiếu phim, nhằm khuyến khích công dân "cảm nhận niềm tự hào dân tộc".
Theo Los Angeles Times, tháng 12 năm ngoái, 19 người đã bị đuổi ra khỏi rạp chiếu phim và bị bắt vì không đứng dậy khi cử hành quốc ca. Sau nhiều tranh cãi, Tòa án tối cao cũng cho phép người dân được phép ngồi khi quốc ca được phát tại rạp chiếu phim.
Bà mẹ Philippines 20 năm giúp việc xứ người nuôi 7 con ăn học và cái kết xúc động |