Ông Châu tự biết mình nên mang theo những gì khi ra thế giới

Những ngày qua, từ khóa “Phạm Sanh Châu” đã trở thành cụm từ được cư dân mạng nhắc đến và tìm kiếm nhiều nhất trên các trang mạng xã hội. Đó cũng là điều dễ hiểu.
ong chau tu biet minh nen mang theo nhung gi khi ra the gioi
Đại sứ Phạm Sanh Châu "thi" làm Tổng Giám đốc UNESCO - Ảnh: Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO

Bởi sự kiện một trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, đại diện cán bộ ngoại giao Việt Nam tự tin ứng tuyển và lọt vào vòng 3 các thí sinh tiếp tục lọt vào vòng trong để tuyển chọn vào chức danh Tổng giám đốc Unesco.

Đó không chỉ là niềm tự hào của cá nhân ông Phạm Sanh Châu, mà thiết nghĩ đó là niềm vui chung của toàn dân tộc, những người mang trên mình dòng máu Việt.

Để có được sự ghi nhận và những thành tích đến giờ được coi là rất vẻ vang ấy, chắc chắn ông Phạm Sanh Châu đã phải nỗ lực, cố gắng rất nhiều.

Ngoài những kinh nghiệm được hun đúc sau bao năm “chinh chiến” trên mặt trận ngoại giao, ông còn phải mang theo cả một hành trang khổng lồ, ở đó chứa vô vàn những kiến thức, tầm nhìn, quan điểm, phán đoán… Tóm lại ông phải có được sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, tỉ mỉ biết nhường nào.

Ấy vậy rất nhiều điều ông mang theo làm hành trang cho đợt ứng tuyển ấy không được nhiều người ghi nhận một cách thành tâm.

Thay vì ủng hộ những phát ngôn, hành động, quan điểm của ông Châu, nhiều người lại để ánh mắt của mình trở nên nhỏ bé, hẹp hòi khi đi soi mói chai nước ông để trên bàn lúc ngồi trả lời phỏng vấn của Ban tổ chức.

Chỉ đơn giản vì, đó là chai nước Trà xanh Không độ do Tập đoàn Tân Hiệp phát sản xuất.

Nhiều người khi viết trên trang cá nhân của mình hoặc tham gia bình luận trên các trang mạng xã hội đã quy chụp ông Phạm Sanh Châu là “nhận tiền” của Tân Hiệp Phát để PR cho sản phẩm của Tập đoàn này.

Số khá đông khác thì lại tỏ ra tiếc cho ông Châu và “góp ý” với ông rằng lẽ ra ông nên mang theo sản phẩm khác, mang “quốc hồn quốc túy” của người Việt Nam hơn, không dính đến “lùm xùm” hơn.

ong chau tu biet minh nen mang theo nhung gi khi ra the gioi
Chai Trà xanh không độ xuất hiện trên bàn của ông Phạm Sanh Châu trong buổi phỏng vấn. Ảnh chụp từ màn hình tường thuật trực tiếp qua website của Unesco.

Ở quan điểm thứ nhất cho rằng ông Châu nhận tiền của Tân Hiệp Phát để PR cho sản phẩm của hãng này, tôi cho rằng đây là một sự ấu trĩ thực sự về tư duy, ngây thơ về chính trị.

Một doanh nghiệp có thể dùng nhiều chiêu trò để PR cho sản phẩm của mình, nhưng tôi tin, Tân Hiệp Phát không “dám” nghĩ đến chiêu bài đó.

Mà giả sử có “dám” đi chăng nữa, thì chắc chắn ông Phạm Sanh Châu cũng không đời nào tự hạ mình để “bắt tay” hợp tác.

Nói về kinh tế, tôi nghĩ, ở vị trí của mình, ông Châu không cần tiền đến mức phải tự biến mình từ một cán bộ ngoại giao danh tiếng thành một “diễn viên đóng quảng cáo” để kiếm “cát sê” theo kiểu phi vụ.

Là một người làm ngoại giao gạo cội, đang ở đỉnh điểm của độ chín về nghề, tôi tin, ông Châu sẽ biết đặt điều gì lên trên.

Với ông lúc này, chắc chắn chức danh mà ông đang ứng tuyển, uy tín, lòng tự tôn, tự hào dân tộc sẽ được đặt lên trên hết chứ không phải là những món tiền sặc mùi kinh tế đơn thuần. Nếu để làm kinh tế, tôi tin ông đã không chọn con đường và cách làm đó.

Còn nhiều ý kiến muốn góp ý, có thể chân thành hoặc mang hàm ý chê bai, dè bỉu, chất vấn tại sao ông không mang sản phẩm khác, mà lại là chai nước của Tân Hiệp Phát, nhưng tôi nghĩ vẫn dễ dàng tìm ra câu trả lời.

Trước hết, phải sòng phẳng với nhau rằng, Tân Hiệp Phát hiện nay đang là doanh nghiệp sản xuất đồ uống hàng đầu trong nước.

Các sản phẩm của họ đang chiếm lĩnh thị trường, dù luôn luôn bị các đối thủ dùng “đòn” để kêu gọi người tiêu dùng tẩy chay.

Chỉ có họ hiện nay mới đủ sức để cạnh tranh với các hãng đồ uống danh tiếng thế giới trên thị trường Việt Nam như Coca-cola, Pepsico…

Nói vậy để thấy, về sức mạnh, uy tín, họ đủ sức để trở thành đại diện tiêu biểu cho sản phẩm đồ uống nội địa khi “thi thố” với sản phẩm ngoại quốc.

Có thể không được lòng dư luận sau vụ “Con ruồi”, song quy trình sản xuất, dây chuyền, thiết bị, nhà xưởng của họ vẫn thực sự là đẳng cấp, hiện đại nhất trong nước hiện nay.

Phải khẳng định một điều rằng, về kinh nghiệm và kiến thức ngoại giao thì những người lên tiếng chê bai không ai hơn được ông Châu cả.

Với cái tầm của mình, chắc chắn mỗi cử chỉ, hành động của ông dù là rất nhỏ đã đều được tính toán, lựa chọn kỹ lưỡng. Ông không ngẫu nhiên mang bừa một chai nước chỉ để uống cho đỡ khát.

Mà chắc chắn ông đã tính toán mình nên mang loại nước gì, của thương hiệu nào để vừa gây tò mò vừa xứng tầm với bạn bè thế giới.

Đương nhiên, ông không thể mang theo hoặc không muốn dùng chai Lavie, các sản phẩm của Coca hay Pepsi, chỉ nghe tên đã nồng lên mùi ngoại quốc mà Ban tổ chức bố trí sẵn. Vậy ông nên mang theo sản phẩm gì?

Chắc chắn không phải là món nước vối hay ấm trà xanh đặc trưng hương vị Việt, vì đồ này rất dễ “thiu”, lại khó cho việc đóng chai, dán nhãn mác, thương hiệu.

Những đồ uống có “tên tuổi” hơn một chút như: Nước khoáng Kim Bôi, nước khoáng Đảnh Thạch, Quang Hanh, Tiền Hải… thị trường trong nước cũng không nhiều người biết.

Nhiều hãng trong số đó cũng đang lao đao trong cuộc chạy đua xây dựng thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường, dù đã xuất hiện từ lâu. Sản phẩm đó thật khó lòng để mang theo “khoe mẽ” với bạn bè thế giới.

Có người còn gợi ý: Sao ông Châu không mang theo sản phẩm cafe của Trung Nguyên?

Theo tôi nghĩ, cafe là sản phẩm đồ uống sử dụng mang mang sắc thái của sự thưởng thức, giải trí, không phù hợp với không gian hội nghị, hội thảo. Chưa kể, cafe pha sẵn không phải là sự ghi điểm đối với dân thưởng thức, sành cafe thực thụ.

Nếu đòi hỏi như nhiều người, chắc có lẽ, ông Châu phải mang theo một túi những loại đồ uống “Quốc hồn quốc túy” khác nhau, bày la liệt ra bàn để “khoe” bạn bè thế giới. Trong đó có: rượu quốc lủi, sữa tươi Ba Vì, nước khoáng mặn, nước sắn dây…

Tôi tin rằng, việc chai nước ấy tên là gì chỉ là một phần nhỏ trong ý tứ mà ông Châu gửi gắm.

ong chau tu biet minh nen mang theo nhung gi khi ra the gioi Đại sứ Phạm Sanh Châu với nỗi đau riêng của cuộc đời

Đương nhiên ông không chỉ mang theo chai nước để uống rồi. Và chắc chắn trong suy nghĩ của mình, ông cầm theo chai nước của Tân Hiệp Phát không phải là muốn mang theo những xì xào đầy cảm tính từ dư luận trong nước về một sự việc không vui xảy ra đã khá lâu.

Mà cao hơn, ông muốn giới thiệu với bạn bè quốc tế: Nước Việt Nam chúng tôi cũng có những sản phẩm đáng sử dụng, sánh ngang với các thương hiệu lớn của các bạn. Vì là người Việt Nam, nên tôi luôn sử dụng sản phẩm của người Việt, như mang theo tình cảm, sức mạnh quê hương và niềm tự hào của đất nước mình.

Tại sao chúng ta không nhìn hành động của ông bằng ánh mắt và tư duy đậm chất ngoại giao ấy? Lại hẹp hòi để soi mói về những điều sặc mùi kinh tế, tính toán vật chất tầm thường?

Đến lúc này, có thể chưa biết trước được kết quả cuộc tuyển chọn chức danh Tổng giám đốc Unesco sẽ như nào? Ông Phạm Sanh Châu sẽ đi đến đâu? Song, nhìn vào kết quả hiện tại, theo những gì dư luận quốc tế đánh giá, có thể khẳng định, tất cả những gì mà ông Châu mang đến cuộc thi lần này là tuyệt vời.

Chúng ta hãy chờ đợi tin vui và cầu chúc những điều tốt lành nhất sẽ đến với ông, cũng như đến với dân tộc này, thay vì ngồi đàm tiếu, phán xét những điều vụn vặt.

Những người luôn mang theo trong đầu tư duy thấp kém, tầm nhìn hạn hẹp, chắc chắn, sẽ chẳng bao giờ trở thành niềm tự hào của dân tộc và chẳng có cơ hội để mang theo chai nước đi dự thi cuộc thi quan trọng như ông Phạm Sanh Châu.

ong chau tu biet minh nen mang theo nhung gi khi ra the gioi Chai Trà xanh Không độ của đại sứ Phạm Sanh Châu

Lần đầu tiên, một người Việt Nam được đề cử làm ứng viên Tổng Giám đốc UNESCO. Đại sứ Phạm Sanh Châu, ứng viên “lịch ...

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.