Phải dạy 'Nghĩa' cho học sinh trước khi dạy 'Chữ' thì mới nên người

Từ câu chuyện áp dụng nội quy nghiêm khắc của Trường Lương Thế Vinh, có ý kiến nên dạy "Nghĩa" cho học sinh trước khi dạy "Chữ" để các em đi vào nề nếp và có kỷ luật.
phai day nghia cho hoc sinh truoc khi day chu thi moi nen nguoi Hiệu trưởng Trường TH Đặng Cương: 'Kết luận thanh tra chưa chính xác'
phai day nghia cho hoc sinh truoc khi day chu thi moi nen nguoi Học sinh lớp 7 bị bỏng ở trường: 'Tôi vẫn chưa hiểu tại sao con lại mang cồn đến lớp'
phai day nghia cho hoc sinh truoc khi day chu thi moi nen nguoi 46 thủ khoa đầu vào ngành Y Dược phía Bắc năm 2017 được vinh danh
phai day nghia cho hoc sinh truoc khi day chu thi moi nen nguoi UBND huyện An Dương: Trường Tiểu học Đặng Cương phải trả lại phụ huynh tiền thu sai

Thời gian gần đây, câu chuyện về việc Trường Lương Thế Vinh áp dụng nội quy có phần nghiêm khắc để các em học sinh của trường thực hiện vẫn đang thu hút những ý kiến trái chiều.

phai day nghia cho hoc sinh truoc khi day chu thi moi nen nguoi
Khuôn viên Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội). Ảnh: Đình Tuệ.

Là một nhà giáo đã nhiều năm công tác trong ngành, thầy giáo Phó Đức Vinh - Giáo viên Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) đã gửi đến chúng tôi một số quan điểm chia sẻ xung quanh câu chuyện "dạy Chữ - dạy Nghĩa" cho học sinh.

Xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bài viết của thầy Phó Đức Vinh:

Trong một lần "trà dư tửu hậu" với mấy người bạn, một ông kết luận: Chuyện “chữ - nghĩa” thì tôi chỉ tin ở các lớp mẫu giáo và cấp một, các cô dạy được cho các cháu cả cái “nghĩa” và cái “chữ” (điều này tôi đồng ý). Riêng ở các lớp cấp 2 và cấp 3 thì cái “nghĩa” coi như không dạy được bao nhiêu, và cũng khó mà dạy khi tình trạng xã hội và gia đình xuống cấp trầm trọng như bây giờ.

Lại nói về câu chuyện gần đây ở Trường Lương Thế Vinh, một số phụ huynh cho là nhà trường giáo dục đạo đức cho học sinh một cách hà khắc, thiếu nhân văn, lỗi nhỏ - phạt lớn, hình thức phạt không thoả đáng, phạt học sinh, phạt cả phụ huynh.

Tôi thì không nghĩ như vậy, tôi không tin có bất cứ một vị hiệu trưởng nào lại có tư tưởng hà khắc với học sinh nữa là trường Lương Thế Vinh có thầy Văn Như Cương. Một người thầy đã được tôn vinh, một nhà giáo hết lòng yêu thương học sinh, yêu thương con trẻ và rất thông cảm với học sinh trong thời buổi giáo dục này.

Tôi nghĩ là nhà trường nghiêm khắc thì đúng hơn, mà nghiêm khắc thì có thể sẽ có một số học sinh và phụ huynh không chấp nhận. Vấn đề là ở chỗ quy định thế nào là lỗi và áp dụng hình thức nào để học sinh sửa lỗi có hiệu quả. Tôi không phải là người trong cuộc nên không dám bàn cụ thể và chi tiết. Tôi muốn bàn về việc cho là nhà trường cấp 3 bất lực trong việc dạy đạo đức cho học sinh.

Ở Trường THPT Đinh Tiên Hoàng như tôi được biết họ không lựa chọn đầu vào thế nên học sinh khối 10 mới nhập trường có không ít em thiếu cả “chữ” lẫn “nghĩa”. Các em thiếu hụt kiến thức văn hoá đã đành nhưng nghiêm trọng hơn là thiếu hẳn nề nếp học tập, sống tự do, buông thả, không biết tôn trọng mọi người.

Lãnh đạo và tất cả các giáo viên trong trường đều thống nhất, nếu không cải thiện được điều này thì sẽ không thể dạy chữ cho học sinh. Thế nên cùng chung tay chung sức tìm cách giải quyết và thế là các quy định, quy ước được đưa ra…nhiều, rất nhiều. Nếu vi phạm thì việc sử phạt cũng nghiêm khắc lắm, vấn đề là cách thực hiện thế nào.

phai day nghia cho hoc sinh truoc khi day chu thi moi nen nguoi
Thầy giáo Phó Đức Vinh - Giáo viên dạy Toán tại Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội). Ảnh: NVCC.

Thầy Nguyễn Tùng Lâm, chủ tịch hội đồng giáo dục nhà trường có phương châm: "Các thầy cô chủ nhiệm phải hạn chế tối đa việc mời phụ huynh học sinh đến trường khi học sinh mắc lỗi. Lâu nay ta cứ lấy cái tên phối hợp gia đình và nhà trường để giáo dục học sinh yếu kém nhưng thực tế là mời họ đến nghe ta kể tội con họ. Không có hiệu quả đâu, chỉ gây ức chế cho phụ huynh mà thôi.

Thầy trò cố tự tìm cách giải quyết, nếu thấy khó khăn thì kết hợp với trung tâm tư vấn giáo dục của nhà trường (trung tâm này của nhà trường có từ 15 năm nay và hiện có 4 cán bộ chuyên trách).

Có một khía cạnh tôi xin nói ở đây là: nhà trường không định ra cách phạt, hình thức phạt mà là các lớp tự họp bàn dưới sự chủ trì của cô chủ nhiệm. Có lớp thống nhất hình thức phạt đứng học ở cuối lớp, có lớp trực nhật quét lớp, có lớp tự ở lại buổi trưa học và làm bài tập một môn nào đó dưới sự hướng dẫn của thầy cô bộ môn rất phong phú.

Cái rất hay ở đây là học sinh chấp hành việc xử phạt rất tự giác, vui vẻ, không oán thán và cố gắng sửa lỗi.

Khi có lỗi thì phạt lỗi kiểu ấy, nhưng nhà trường có chủ trương phòng lỗi hơn phạt lỗi bằng cách tổ chức có nề nếp, có bài bản, chuẩn bị thành giáo án cho các cô chủ nhiệm. Mỗi tuần cho lớp bàn bạc, trao đổi một chủ đề nào đó về giá trị sống, kĩ năng sống chẳng hạn như: tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm… Và mỗi tuần mỗi lớp đọc một quyển sách trong tủ sách của lớp theo một chủ đề tương tự.

Tôi là người không dễ tin mà vẫn phải công nhận việc dạy đạo đức ở Trường Đinh Tiên Hoàng này cũng đạt được những hiệu quả nhất định, số học sinh học tập văn hoá kém ít dần đi, học khá tăng dần lên, đến lớp 12 gần như đuổi kịp mặt bằng chung của các trường bậc THPT ở Hà Nội.

Thế đấy, không phải là ở cấp 3 nhà trường không dạy được đạo đức cho học sinh đâu, dạy được, có hiệu quả là khác, vấn đề là tư tưởng, biện pháp và sự quyết tâm mà thôi.

phai day nghia cho hoc sinh truoc khi day chu thi moi nen nguoi Hiệu trưởng Trường TH Đặng Cương: 'Kết luận thanh tra chưa chính xác'

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đặng Cương (An Dương, Hải Phòng) cho rằng, nội dung thông báo kết luận thanh tra của UBND huyện tại ...

chọn
Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến khởi công đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến đường ven biển vào cuối năm
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến xây dựng đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đoạn từ QL 56 đến nút giao Vũng Vằn và đoạn từ nút giao Vũng Vằn đến đường ven biển vào cuối năm nay.