Phải làm quyết liệt nhiều việc để... cải cách tiền lương

Để thực hiện đề án cải cách chính sách tiền lương cần phải làm quyết liệt việc giảm biên chế, cải cách thủ tục hành chính.
phai lam quyet liet nhieu viec de cai cach tien luong
Ảnh minh họa.

Ngày 7/5, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 khóa XII đã khai mạc. Trong đó, đề án Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp đang được người dân đặc biệt quan tâm.

Được biết, đề án Cải cách chính sách tiền lương nêu trên lầy này có nhiều điểm mới như mức sàn tiền lương hay việc điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng.

Ngoài ra, một điểm mới được người dân đặc biệt quan tâm là việc tính lương sẽ quy định bằng số tiền tuyệt đối theo chức danh, chức vụ và vị trí việc làm.

Hệ thống bảng lương mới cũng sẽ được quy định bằng số tiền tuyệt đối thay vì quy định hệ số lương nhân với mức lương cơ sở.

Thời gian qua, vấn đề tăng lương được bàn thảo nhiều lần và câu chuyện bỏ việc vì lương không đủ sống cũng không hiếm.

Và nguyên nhân của tình trạng này là sự bất cập, trì trệ ở một bộ máy quá lớn với quỹ lương có hạn và mức chi thường xuyên quá cao.

Trong khi đó, theo nhiều chuyên gia, việc tăng lương cơ sở phải tăng cường thực hiện tinh giản bộ máy hành chính Nhà nước.

Bởi có một thực tế rằng hiện có quá nhiều hội ngành, đoàn thể khiến ngân sách nhà nước phải chi thường xuyên tới 60-70%/năm. Điều này đã khiến nguồn tăng lương bị thu hẹp.

Thêm nữa, song song với việc tinh giản biên chế thì cần phải cải cách, đổi mới và nâng cao năng lực, hiệu quả của các đơn vị sự nghiệp công lập để giảm tối đa những lĩnh vực dịch vụ công phải trả lương từ ngân sách.

Và cuối cùng, năng lực, hiệu quả quản lý của nhà nước cũng cần phải nâng cao. Điều này xây dựng trên cơ sở vị trí việc làm đúng người, đúng việc, không để tình trạng "sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về".

Đối với đề án cải cách chính sách tiền lương, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng nhấn mạnh rằng phải làm quyết liệt 2 việc là giảm biên chế và cải cách thủ tục hành chính.

Chính sách tiền lương cần và phải được cải cách. Người dân cũng đang kỳ vọng rất nhiều vào Hội nghị Trung ương lần này.

Và một kỳ vọng nữa đó là chính sách tiền lương minh bạch, đám ứng được nhu cầu sống của người làm công ăn lương.

phai lam quyet liet nhieu viec de cai cach tien luong Doanh nghiệp được tự chủ quyết định chính sách tiền lương

Đối với doanh nghiệp, điểm mới của Đề án cải cách chính sách tiền lương trình Hội nghị Trung ương 7 thảo luận, quyết định ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.