Phản ứng của Pháp sau khi Mỹ hoãn áp thuế một số hàng hóa nhập khẩu

Chính phủ Pháp đã có thể "thở phào nhẹ nhõm" sau khi Mỹ chính thức hoãn vô thời hạn việc áp thuế quan đối với rượu vang, mỹ phẩm và các hàng hóa khác của nước này như một động thái trả đũa việc Paris đánh thuế đối với các “gã khổng lồ” công nghệ.

Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) thông báo đã đình chỉ các mức thuế nhắm vào Pháp, vốn được lên kế hoạch có hiệu lực từ tuần này. USTR viện dẫn việc họ cũng đang điều tra các loại thuế công nghệ tương tự từ một số quốc gia khác.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết chính phủ nước này đã biết về quyết định của phía Mỹ, đồng thời kêu gọi các nước cần đạt được một thỏa thuận toàn cầu về việc đánh thuế những công ty công nghệ lớn như Google và Amazon.

Đây là một trong số nhiều tranh chấp thương mại đã ảnh hưởng bất lợi tới giữa Mỹ và châu Âu trong những năm gần đây. 

Trong một tuyên bố đưa ra hôm 8/1, Bộ trưởng Le Maire cũng nhắc đến việc cần có một giải pháp toàn cầu về bất đồng thương mại giữa Mỹ và châu Âu - điều vốn khiến tất cả hai bên thua thiệt, đặc biệt trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. 

Chính phủ Mỹ lập luận rằng thuế của Pháp nhắm vào các công ty Mỹ một cách không công bằng. 

Trong khi đó, Pháp nói rằng chính sách thuế của họ nhắm vào bất kỳ công ty nào có doanh thu khổng lồ, và nhằm buộc các đại gia công nghệ phải nộp thuế tại các quốc gia họ kinh doanh thay vì tại các “thiên đường thuế”.

Trong khi Pháp dẫn đầu nỗ lực áp thuế công nghệ, một số quốc gia khác đã áp dụng các biện pháp tương tự khiến Mỹ quan ngại, bao gồm Vương quốc Anh, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil (Bra-xin).

Các cuộc đàm phán về một thỏa thuận thuế công nghệ toàn cầu tại Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã bị đình trệ sau khi Chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút lui vào mùa Hè năm ngoái. 

Pháp và các nước khác hy vọng rằng Chính phủ mới của Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ sẵn sàng hơn trong việc đàm phán và đạt được một thỏa thuận về vấn đề này.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.