Phát hiện tám hệ thống viễn thông chuyên dụng hoạt động trái phép

Một tổ chức tội phạm có hành vi thiết lập hệ thống viễn thông trái phép vừa bị cơ quan an ninh điều tra của Bộ Công an bắt giữ.
 

Ngày 28/11, Cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an) cho biết, Thời gian qua, các tổ chức tội phạm viễn thông đã sử dụng các loại thiết bị đặc chủng công nghệ mới, tiên tiến nhất, kết hợp công nghệ, ứng dụng di động, cố định, mạng máy tính ảo, sim ảo, mạng internet và lợi dụng kẽ hở trong quy định về quản lý thông tin thuê bao trả trước để thiết lập trái phép hệ thống viễn thông quốc tế để chuyển lưu lượng điện thoại từ nước ngoài về Việt Nam, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, an toàn thông tin và gây thiệt hại lớn về kinh tế. Đặc biệt, các đối tượng đã thiết lập nhiều hệ thống này ở khu vực giáp ranh giữa biên giới Việt Nam – Trung Quốc và các thành phố lớn.

phat hien tam he thong vien thong chuyen dung hoat dong trai phep
Các thiết bị thu giữ từ ổ nhóm tội phạm thiết lập hệ thống viễn thông trái phép (Ảnh: cơ quan điều tra cung cấp)

Theo chỉ đạo của Bộ Công an, Cục An ninh Văn hoá, Thông tin, Truyền thông (A87) phối hợp với Cơ quan An ninh điều tra, thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh Quảnh Ninh tiến hành thanh tra đột xuất và bắt, khám xét đồng loạt 7 địa điểm tại Hà Nội, Móng Cái, Quảng Ninh.

Kết quả đã phát hiện 8 hệ thống viễn thông chuyên dụng đang hoạt động bất hợp pháp các cuộc điện thoại quốc tế về Việt Nam. Qua khám xét, cơ quan chức năng thu giữ 12 thiết bị thu phát sóng do Trung Quốc sản xuất, tương đương với một hệ thống 384 kênh liên lạc quốc tế và nhiều tài liệu, tang vật liên quan.

Cơ quan an ninh điều tra đã bắt khẩn cấp Phạm Ngọc Anh (tức Phạm Công Toàn, SN 1876, trú tại TP Móng Cái)cùng một số đồng phạm. Cơ quan điều tra xác định, nhóm đối tượng của Phạm Ngọc Anh đã móc nối với đối tượng nước ngoài đặt các hệ thống thu phát sóng di động kích thước nhỏ. Đây là mạng viễn thông quốc tế IP ảo được thiết lập trái phép có hệ thống thu phát sóng kết nối với máy chủ tại Hong Kong, Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc…Sau đó, chúng thu gom sim trả trước hoặc sim chưa kích hoạt mang sang Trung Quốc dùng phần mềm tự kích hoạt, tạo sim ảo, tạo imei giả…và đặt máy chủ tại Hồng Kông (đầu mối viễn thông toàn cầu) để giảm chi phí thuê đường truyền. Phương thức, của tổ chức tội phạm này là mua Sim từ Việt Nam chuyển sang Trung Quốc để nạp vào máy chủ lưu Sim (Simbank) và từ đây đẩy Data của các sim điện thoại sang máy chủ điều khiển mạng (sim sever) tại Hồng Kông

Để tránh sự phát hiện của Cơ quan Công an, các đối tượng đã kết nối hệ thống thu phát sóng tại Việt Nam với hệ thống máy chủ tại Hồng Kông và Trung Quốc thường xuyên thay đổi các sim ảo (nạp trong máy chủ Sim sever) kết nối các hệ thống thu phát sóng khác nhau ở các tỉnh, thành phố của Việt Nam. Đồng thời, chúng còn lợi dụng chính sách khuyến mại gọi nội mạng để sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí để trộm cước viễn thông quốc tế.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.