Mặc dù sống ở khoảng 50.000 năm về trước, Homo luzonensis vẫn có xương ngón chân cong như những loài người sống ở niên đại 2-3 triệu năm trước đây.
Homo luzonensis, được đặt theo tên đảo Luzon, nơi hóa thạch hơn 50.000 năm tuổi được tìm thấy trong các cuộc khai quật tại hang Callao, đây là một loài hoàn toàn mới và kỳ lạ thuộc chi Người, được ví như một vị tổ tiên bị thất lạc và cách ly khỏi cây gia phả.
Cây phả hệ của loài thuộc chi Người.
Giáo sư Philip Piper, từ Đại học Quốc gia Australia (ANU) cho biết phát hiện này thể hiện một bước đột phá lớn trong sự hiểu biết của chúng ta về sự tiến hóa của loài người trên khắp khu vực Đông Nam Á.
Các xương hóa thạch, có niên đại khoảng 67.000 – 50.000 năm trước, có sự trộn lẫn của các đặc trưng giải phẫu, một số giống của tông người nguyên thủy hơn, còn số khác giống của loài người hiện đại hơn.
Hài cốt của giống người mới, được tìm thấy tại một hang động ở Philippines.
Cùng khoảng thời gian này, tổ tiên chúng ta Homo sapiens và loài Neanderthal đang chia nhau xâm chiếm đại lục địa Á- Âu.
Ở trong hang Callao trên hòn đảo Luzon bị cô lập khỏi miền bắc Philippines, Homo luzonensis có vẻ như vẫn sống bình yên mà chẳng cần biết chuyện gì đang xảy ra bên ngoài.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hài cốt của ít nhất 2 người trưởng thành và một người chưa thành niên trong cùng một địa điểm khảo cổ.
Sọ của người lùn Homo floresiensis (bên trái) so với người hiện đại (bên phải).
Xem xét xương ngón chân cũng rất phát triển của loài người mới này, các nhà nghiên cứu cho rằng có thể họ cũng đi thẳng giỏi như chúng ta nhưng điều kiện sống trên đảo đã khiến họ có xu hướng trở lại lên cây.
Nhưng sự khác biệt làm nên sự hấp dẫn của Homo luzonensis, đó là loài này có xương ngón chân cong, gần giống với giải phẫu của các loài người cổ hơn trước đó rất nhiều như Australopithecus, chỉ được biết đến ở Châu Phi và sống trong khoảng 2-3 triệu năm về trước.
Điều đó giúp họ có khả năng leo trèo tốt hơn những loài người khác cùng thời. Ước tính loài người mới này chỉ cao chưa đầy 1,2 mét.
Loài này có xương ngón chân cong, gần giống với giải phẫu của các loài người cổ hơn trước đó rất nhiều như Australopithecus, chỉ được biết đến ở Châu Phi và sống trong khoảng 2-3 triệu năm về trước.
Các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được làm cách nào mà các tổ tiên thuộc chi Người đã di chuyển đến Luzon, vốn luôn là một hòn đảo tách biệt hẳn với lục địa và không hề có bằng chứng về một dải đất bắc cầu cổ xưa đã biến mất nào.
Ước tính cuộc di cư bí ẩn đã diễn ra ít nhất 700.000 năm trước, niên đại của những hài cốt động vật được con người xẻ thịt lâu đời nhất tìm thấy tại Luzon.
Tại thời điểm hiện tại, có khả năng những câu hỏi này sẽ bị những phát hiện mới làm cho phức tạp hơn trước khi các nhà cổ sinh vật học có thể tìm ra câu trả lời thỏa đáng.
Và sự tuyệt chủng của Homo luzonensis có liên quan gì đến tổ tiên của chúng ta, Homo sapiens hay không? Có lẽ các nhà khoa học sẽ còn phải tốn nhiều thời gian để trả lời hết những câu hỏi này và viết lên một lịch sử hoàn chỉnh cho loài người.