Phong thủy nhà đất: Chọn thế đất tốt, tăng vượng khí cho gia đình

Một trong những vấn đề quan trọng trong phong thủy nhà đất mà nhiều gia đình quan tâm chính là thế đất. Nhà ở/căn hộ nằm trên địa thế đất tốt hoặc mua được đất xây nhà có hình dáng đất hợp phong thủy sẽ đem lại nhiều vượng khí và giá trị về lâu dài cho chủ nhà.

Các loại thế đất tốt - xấu trong phong thủy nhà đất

Phong thủy nhà đất chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hai yếu tố chính là thế đất và môi trường nơi ngôi nhà tọa lạc. Một mảnh đất phù hợp để xây nhà phải là nơi có nền rộng, bằng phẳng, hướng từ Bắc xuống Nam, dựa lưng vào núi hướng mặt ra nước, cảnh đẹp, giao thông, thoát nước thuận tiện.

Chọn thế đất là bước đầu tiên để gia chủ lựa chọn thuê hoặc mua đất xây nhà ở. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về phong thủy nhà đất cũng như biết cách chọn những địa thế đẹp, giúp vượng tài, tăng lộc cho gia đình. Bài viết sau sẽ giới thiệu cho bạn những loại thế đất thường gặp trong phong thủy nhà đất và phân biệt được đâu là thế đất đẹp, nên lựa chọn khi mua/xây nhà ở.

Ảnh minh họa: Nhã Lam

Thế đất hình vuông

Từ xa xưa, hình vuông đã được coi là biểu tượng của đất - nơi nâng đỡ và nuôi sống vạn vật. Trong phong thủy, dáng đất này thuộc tính Âm (trong Âm Dương Ngũ Hành), là thế đất cực tốt nhưng phải dùng trong mục đích tốt đẹp như xây dựng chùa chiền, Phật đường, lăng mộ hoặc nơi ở của các bậc quyền quý thì mới phát huy được tác dụng.

Ngược lại, khi được sử dụng cho mục đích làm nhà, xây dựng khu dân cư hoặc nơi buôn bám thì sẽ biến thành rất đất xấu và phạm quỷ môn và tạo ra nhiều hung khí, không tốt cho gia chủ và gia đình.

Nguồn: thietkenhahaiphong

Thế đất hình chữ nhật

Theo phong thủy, thế đất lý tưởng nhất để xây nhà ở phải có các cạnh trái, phải đối xứng với nhau. Loại trừ hình vuông đã kể đến ở trên, hình chữ nhật chính là thế đất phù hợp nhất theo điều kiện này.

Sự đối xứng của dáng đất này vô hình trung tạo ra các dòng khí tuần hoàn cân bằng xung quanh trung tâm, từ đó tạo ra một môi trường sống thoải mái và thuận lợi, thích hợp cho việc xây dựng nhà cửa, khu dân cư.

Nguồn: Sieuthinhamau

Tuy nhiên, khi chọn thế đất này, gia chủ cần chú ý tới tỷ lệ chiều ngang và chiều dài của mảnh đất. Nếu đất bị hẹp ngang hoặc quá rộng cũng sẽ ảnh hưởng tới việc lưu chuyển giữa các dòng khí, từ đó khiến cát khí bị ảnh hưởng. Phong thuỷ học cho rằng, thế đất hình chữ nhật có tỷ lệ 6:4 là lý tưởng nhất: âm dương cân bằng, bốn bề tám bên đều vững vàng.

Ngoài ra, dáng đất hình chữ nhật cũng có thể trở thành thế đất xấu trong trường hợp quay đầu - cuối theo hướng từ Đông sang Tây hoặc ngược lại. Nhà được xây trên thế đất hướng này không nhận đủ ánh sáng mặt trời, dễ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Âm khí nên không tốt về mặt phong thủy. Trái lại, dáng đất chữ nhật nếu quay về hướng từ Bắc xuống Nam. phía Nam có không gian thoáng đãng thì đây là thế đất tốt.

Thế đất hình tam giác

Nguồn: Sieuthinhamau

Một trong những thế đất xấu mà gia chủ tránh chọn để xây nhà, làm khu dân cư chính là dáng đất hình tam giác.

Trong phong thủy, tam hợp (nghĩa là ba cạnh chụm lại) là thế đất đại hung. Mặc dù tam giác được chia thành nhiều loại như tam giác đều, tam giác vuông, tam giác cân,… nhưng dù là loại tam giác nào thì việc cấu hình định hướng nhà ở xây trong thế đất này đều sẽ gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, dáng đất hình tam giác không thể duy trì trạng thái lưu chuyển các dòng khí một cách ổn định. Xây nhà trên thế đất này sẽ ảnh hưởng đến vận may, về lâu dài sẽ dẫn đến xui xẻo và tai họa bất ngờ ập tới.

Để loại bỏ điềm xấu mà thế đất này mang lại, người xưa thường xây dựng các ngôi đền/miếu thờ nằm ở các góc nhọn của tam giác để chấn hung, hóa dữ. Ngày nay, người ta tìm cách biến đổi thế đất bằng việc dựng lên các bức tường ngăn cách bố cục và biến thế đất thành hình dạng tốt hơn.

Thế đất hình tròn và bầu dục

Nguồn: way

Theo quan điểm của phong thủy, phần lớn đất có hình tròn và hình bầu dục đều không tốt cho việc xây dựng nhà cửa. Sự tuần hoàn, không có điểm dừng hay đầu cuối của dáng đất này mang ý nghĩa hạn chế, bế tắc và dễ thành nơi tụ tập tà khí do các dòng khí không lưu thông và thoát ra được.

Do đó, nhà cửa xây dựng trong thế đất này thường không giúp ích cho gia chủ trong việc thu hút vượng khí, tài lộc, ngược lại còn khiến sự nghiệp của bạn không thể đột phá mà chỉ có thể mắc kẹt ở một chỗ.

Ngoài ra, thế đất hình tròn hay hình bầu dục cũng dễ xảy ra tranh chấp do vấn đề ranh giới xây dựng. Do đó, từ xa xưa, người ta chỉ dùng mảnh đất hình tròn để xây dựng chùa chiền hoặc Phật đường.

Thế đất hình thang

Một trong những địa thế nhà ở phổ biến và thường gặp nhất hiện nay là địa thế hình thang. Với hai kiểu thóp hậu và nở hậu, loại thế đất này sẽ mang ý nghĩa tốt xấu tùy vào hình dáng của thế đất, chẳng hạn:

- Thế hình thang nở hậu: Mảnh đất này đại diện cho việc tích tụ khí tốt. Theo các nghiên cứu về trường khí, đất nở hậu là đất có phía trước hẹp, sau rộng. Loại đất nở hậu giúp tích tụ khí lại phía sau nhiều hơn, mang lại cát khí cho gia chủ.

Nguồn: hoanggiavu

- Thế đất hình thang thóp hậu: Đất thóp hậu là đất có phía trước rộng, sau hẹp. Loại đất này được đánh giá là nội khí bên trong dễ phát tán ra ngoài, khí tốt không hội tụ được. Nếu càng đi vào càng bị thu hẹp sẽ có cảm giác tù túng, khó chịu khi xây nhà việc sắp xếp đồ đạc, nội thất cũng trở nên khó khăn, bất tiện.

Thế đất chữ T

Nguồn: hoanggiavu

Những mảnh đất chữ T được coi là đất xấu bởi hình dáng lạ kỳ, khó tụ khí, tích lộc cho gia chủ. Nếu phần diện tích nhô ra (chân chữ T) dài hơn những cạnh khác thì dù quay về hướng nào cũng sẽ tạo ra “hung” hướng vì tạo ra khuyết thiếu trên phương diện phong thủy.

Trường hợp nếu độ dài của phần nhô ra đồng đều với hai cạnh bên và ba cạnh đều quay về hướng tốt sẽ tạo ra là điềm lành, tốt để xây nhà dựng cửa. Ngược lại, nếu không thể thỏa mãn điều kiện trên thì chỉ tạo ra một thế đất xấu, không thích hợp xây nhà.

Nếu bạn sở hữu mảnh đất có hình dáng này thì bạn cần phải xác định rõ xem đường vào nhà sẽ nằm ở đâu. Nếu cổng nằm ở cánh trên của chữ T thì gia chủ có thể gặp đau khổ và trục trặc về đường tình duyên, tiền bạc.

Thế đất chữ X

Thế đất hình chữ X còn được gọi là “dáng đất chữ thập” - nhìn trên bản đồ có thể thấy có bốn phần đất nhô ra và tạo thành bốn phần đất trống xung quanh căn nhà. Đây là một địa hình có sự gập ghềnh rõ ràng, dòng khí cũng bị phân tán ở các góc và dù quay mặt về hướng nào thì đều khó đoán định tốt xấu. Xét về tổng thể, thế đất hình chữ X là địa thế không may mắn, người làm nhà ở địa thế này cuộc đời gập ghềnh, bất trắc.

Thế đất bất thường khác

Ngoài các thế đất kể trên, bạn còn có thể bắt gặp các dáng đất khác trong phong thủy nhà đất như:

- Thế đất hình thoi: Thế đất này không chỉ gây khó khăn cho việc quy hoạch công trình và chỉ được sử dụng cho những công trình đặc biệt và không phù hợp cho người sinh sống.

- Thế đất chữ L: Được coi là mảnh đất xấu bởi nó bị khuyết mất một góc. Khi xây nhà trên mảnh đất này gia chủ thường kém may mắn và một phần đời của người cư ngụ thường bị đánh mất.

- Thế đất hình chữ H: Là dáng đất có khe lõm hai mặt đối diện nhau, cũng nằm trong các thế đất khuyết trong phong thủy và không đạt yêu cầu cho việc xây dựng nhà ở.

Những lưu ý khi chọn địa thế trong phong thủy nhà đất

Ngoài các thế đất ở trên, các gia đình cũng cần phải lưu ý một số điểm khi lựa chọn địa thế trong phong thủy nhà đất như sau:

Nền phải cao hơn mặt đường và không được thấp hơn mặt đường

Chọn xây nhà ở địa thế cao ráo chính là một trong những kiến thức xây dựng được cha ông ta áp dụng từ xưa đến nay, đồng thời cũng là một trong những điều kiện cần thiết để chọn được phong thủy tốt.

Hầu hết các đô thị ngày nay đều là nhà cao tầng nên những con đường có nền đất quá trũng thường không ảnh hưởng đến phong thủy của những ngôi nhà có nền cao. Nhà ở có mặt bằng quá thấp, nền có độ cao bằng với đường dễ bị đọng nước và ảnh hưởng đến sự lưu thông của khí.

Nguồn: CafeF

Địa hình phải bằng phẳng và không dốc

Phong thủy nhà đất rất chú ý đến việc địa hình của khu vực trung tâm có bằng phẳng hay không. Không chỉ môi trường xung quanh bắt buộc phải thông suốt để quá trình lưu thông dòng khí được trôi chảy, mà khu vực trung tâm mảnh đất cũng phải có địa thế bằng phẳng, như vậy mới có thể coi là một địa thế đất có phong thủy tốt.

Nếu địa thế ở khu vực trung tâm căn nhà cao và gồ ghề thì không được coi là phong thủy tốt. Địa hình dốc tượng trưng cho sự nguy hiểm, không có lợi cho sự an toàn của bản thân và sự phát triển sự nghiệp.

Nhà nên ở trên dốc hơn là dưới dốc

Khi chọn xây nhà ở nơi có địa hình cao (như đồi núi) sẽ có dốc và mảnh đất bạn chọn tốt nhất nên ở trên các sườn dốc. Độ dốc được chia thành trên và dưới và địa hình trên dốc chắc chắn sẽ cao hơn địa hình dưới dốc. Đỉnh dốc tượng trưng cho địa vị cao, viên mãn, tốt đẹp, trong khi phần dưới cùng của con dốc tượng trưng cho sự kết thúc, gần cuối. Do đó, dù bạn chọn nơi có địa hình thấp (đồng bằng) hay cao (núi) thì hãy luôn chọn mảnh đất có vị trí trên dốc để đạt được phong thủy nhà đất tốt nhất.

Nguồn: Anyen

Nhà tránh xây ở các lưu vực trũng (địa hình lòng chảo)

Những nơi có lưu vực trũng, địa hình lòng chảo thường dễ ẩn tích tụ âm khí và những thứ bẩn thỉu. Địa hình này không tốt cho việc thông gió, chiếu sáng và thoát nước. Bên cạnh đó, theo quan điểm của phong thủy, một số âm khí đặc và nước đục thường tích tụ ở khu vực bồn địa, có tác hại rõ ràng đến sức khỏe của người ở nên bạn phải lưu ý khi chọn đất xây nhà ở khu vực này.

(*) Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.