Phong tục dựng cây nêu ngày Tết, ý nghĩa và nguồn gốc

Người Việt Nam thường dựng cây nêu và coi đây là một trong những biểu tượng thiêng liêng tránh xui xẻo trong những ngày Tết. Vậy phong tục dựng cây nêu ngày Tết có nguồn gốc và ý nghĩa gì

Phong tục dựng cây nêu ngày Tết

Từ bao đời nay, đối với người Việt Nam, hình ảnh cây nêu được coi là biểu tượng thiêng liêng nhất của ngày Tết Nguyên đán ( Tết âm lịch). Nó gắn liền với một sự tích huyền thoại mang đậm tính nhân văn sâu sắc. Dựng cây Nêu ngày Tết đã trở thành một phong tục truyền thống của người dân Việt Nam.

Phong tục dựng cây nêu ngày Tết, ý nghĩa và nguồn gốc - Ảnh 1.

ảnh: bachhoaxanh

Nguồn gốc của tục dựng cây nêu ngày Tết

Theo truyền thuyết và Phật thoại, xa xưa, Người và Quỷ cùng sống trên mặt đất. Quỷ cậy mạnh chiếm đoạt toàn bộ đất đai và bắt Người đi làm thuê cho chúng với những điều kiện ngày càng khắt khe nhất là trò “ăn ngọn cho gốc”. Theo đó, mùa gặt lúa đến, Quỷ lấy hết phần ngọn (những bông thóc), còn Người chỉ được phần gốc rạ. Phật thương Người, mách bảo Người đừng nên trồng lúa mà trồng khoai lang.

Mùa thu hoạch ấy Người lấy hết củ, Quỷ chỉ được dây và lá khoai! Quỷ tức tối, mùa sau qui định lại là “ăn gốc cho ngọn”. Phật mách Người nên trồng ngô. Người làm theo và lại thắng (vì bắp ngô ở khoảng giữa thân cây). Uất ức, Quỷ tịch thu toàn bộ ruộng đất, không thuê người trồng cây gì nữa.

Phật bảo Người đến thương lượng với Quỷ để mua một miếng đất chỉ bằng bóng chiếc áo cà sa. Người sẽ trồng một cây tre, trên đó mắc áo cà sa, đất của Người là phần đất giới hạn bởi bóng áo ấy. Quỷ nghĩ chẳng đáng là bao nên đồng ý và hai bên giao ước: đất trong bóng áo của Người, ngoài bóng áo của Quỷ.

Khi Người trồng xong cây tre, Phật đứng trên ngọn tung áo cà sa toả thành một miếng vải tròn, rồi hoá phép cho cây tre cao vút lên mãi. Bóng áo nhờ vậy càng ngày càng lan rộng, lấn nhanh vào đất của Quỷ khiến chúng phải dắt nhau lùi mãi và cuối cùng chạy ra biển Đông.

Quỷ tập hợp lực lượng phản công hòng chiếm lại đất. Cuộc chiến diễn ra rất ác liệt. Biết quân của Quỷ sợ máu chó, lá dứa, tỏi, vôi bột nên Phật và Người sử dụng những thứ ấy làm vũ khí. Quỷ đại bại, bị Phật bắt đày ra biển Đông. Chúng van xin Phật hàng năm cho chúng vào đất liền và phần mộ tổ tiên vài ba ngày. Phật thương tình đồng ý.

Vì thế, hàng năm cứ đến Tết Nguyên Đán (dịp Quỷ vào đất liền), người ta lại trồng cây nêu để Quỷ không dám đến nhà quấy nhiễu. Trên ngọn cây nêu, treo khánh đất nung (mỗi khi có gió rung thì phát ra tiếng kêu, nhắc Quỷ nghe mà tránh), buộc thêm lá dứa, cành đa… đuổi Quỷ. Ngoài ra người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía Đông và rắc vôi bột để cấm cửa Quỷ. Như vậy, câu nêu đã trở thành biểu tượng của sự đấu tranh giữa cái thiện và ác nhằm bảo vệ cuộc sống bình an của con người.

Ý nghĩa của tục dựng cây nêu ngày Tết

Sự tích cây nêu diễn tả sinh động cuộc đấu tranh quyết liệt của con người chống lại những thế lực đen tối để giành quyền sống, quyền tự do cho mình. Qua đó còn ca ngợi trí thông minh và tinh thần yêu lao động, khẳng định chiến thắng tất yếu của cái Thiện đối với cái Ác… Trồng cây nêu đã trở thành một tục lệ Tết phổ biến của các dân tộc Việt Nam

Cây nêu được dựng với ý nghĩa trừ tà ma quỳ, thờ phụng thần linh cũng như vong hồn của tổ tiên, trừ những điều xấu xa của năm cũ. Theo thời gian, cùng với sự phong phú của các đồ lễ treo trên ngọn cây, cây nêu còn là cầu nối giữa vũ trụ với đất trời.

Ở các lễ hội, cây nêu cũng là tiêu điểm tập trung, cố kết tâm thức cộng đồng. Khi cây nêu được dựng lên, tất cả các hoạt động khác đều dừng lại và tạo nên thế cân bằng tuyệt đối trong sự vận hành giữa năm cũ và năm mới. 

Phong tục dựng cây nêu ngày Tết, ý nghĩa và nguồn gốc - Ảnh 2.

ảnh: bachhoaxanh

Dựng và hạ cây nên vào ngày nào?

Cây nêu thường là cây tre dài khoảng 5 đến 6 mét, được dựng trước sân nhà. Người kinh dựng nêu vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo Quân về trời. Khi đó tại nhà không có thần linh canh giữ và ma quỷ rất dễ đến quấy nhiễu, vì vậy người ta dựng cây nêu để xua đuổi ma quỷ.

Một số dân tộc khác như người Mường trồng cây nêu vào ngày 28/12 âm lịch. Người Hmông dựng cây nêu trong lễ hội cầu phúc tổ chức từ mùng 3 đến mùng 5. Ngày dựng cây nêu gọi là lên nêu, ngày hạ nêu là mùng 7.

Trên cây nêu thường treo những gì?

Tùy vào vùng miền và phong tục đặc trưng mà cây nêu sẽ có những vật dụng treo lên khác nhau như túi nhỏ đựng trầu cau, những miếng kim loại lớn nhỏ… Một số nơi còn treo chiếc đèn lồng trên cây nêu vào buổi tối để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm giao thừa, người dân VIệt xưa còn đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không may.

Phong tục dựng cây nêu ngày Tết, ý nghĩa và nguồn gốc - Ảnh 3.

ảnh: bachhoaxanh

 

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.