Phụ huynh nên làm gì khi trẻ bị tiêu chảy?

Tiêu chảy là căn bệnh phổ biến có thể khiến trẻ bị mất nước trầm trọng, nếu không được bù nước kịp thời, cơ thể bé sẽ thiếu nước và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
phu huynh nen lam gi khi tre bi tieu chay 3 trẻ liên tiếp trụy mạch, sốc mất nước do tiêu chảy
phu huynh nen lam gi khi tre bi tieu chay Bé gái 8 tháng hôn mê do uống oresol pha sai tỉ lệ
phu huynh nen lam gi khi tre bi tieu chay Bệnh tiêu chảy cấp lúc giao mùa nguy hiểm thế nào với trẻ?

Những nguyên nhân nào khiến trẻ bị tiêu chảy?

Trên báo Sức khỏe & Đời sống, bác sĩ Vũ Ngọc Anh cho biết, khi trẻ đại tiện trên 3 lần một ngày và ra phân lỏng hoặc toàn nước thì được gọi là tiêu chảy. Tiêu chảy gồm có 2 loại đó là tiêu chỉnh cấp tính (xảy ra dưới 2 tuần) và tiêu chảy mạn tính (kéo dài trên 2 tuần).

phu huynh nen lam gi khi tre bi tieu chay
Dùng tay bốc đồ ăn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở trẻ. (Ảnh: Tuti Care)

Về nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy, bác sĩ Ngọc Anh nói rằng có thể là do trẻ ăn phải những thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh, đồ ăn bị thiu hay do thực phẩm chưa được nấu chín kĩ… Những trẻ dưới 3 tuổi thường có thói quen dùng tay bốc đồ ăn, đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Vi khuẩn sẽ theo tay vào miệng và tới ruột, sau đó chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh và bài tiết ra các chất độc.

Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách huy động nhiều nước vào ruột để hoà tan các vi rút, vi khuẩn và các chất độc do chúng sinh ra. Đồng thời ruột cũng sẽ co bóp mạnh hơn để thải nước đó mang theo vi rút, vi khuẩn và các chất độc ra ngoài cơ thể, từ đó sinh ra tiêu chảy.

Thêm nữa, trẻ cũng có thể bị tiêu chảy do dị ứng sữa. Theo thống kê, có đến 3% trẻ nhỏ bị dị ứng với protein trong sữa công thức. Nếu bú mẹ, trẻ cũng có thể bị dị ứng với sữa mẹ.

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà

Các chuyên gia cho biết, với những trẻ bị mất nước nhẹ thì phụ huynh có thể điều trị tại nhà. Còn với những trẻ mất nước nhiều thì tùy theo tình trạng chung của trẻ mà phụ huynh có thể chăm sóc tại nhà hay nhập viện điều trị. Riêng với những trẻ bị mất nước nặng thì nhất thiết cha mẹ phải cho vào viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, theo dõi và điều trị.

phu huynh nen lam gi khi tre bi tieu chay
(Ảnh: MarryBaby)

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc chia sẻ trên Vnexpress, bù nước là nguyên tắc quan trọng hàng đầu khi chữa bệnh tiêu chảy cho trẻ nhỏ, vì nếu thiếu nước thì trẻ có nguy cơ tử vong cao. Tuy nhiên, nếu phụ huynh cho con uống quá nhiều nước lọc thì cũng không tốt, sẽ tạo cảm giác đầy bụng và khiến trẻ biếng ăn. Hơn nữa, nước lọc không phải là chất điện giải nên dù uống nhiều thì trẻ vẫn bị mất nước trầm trọng.

Cách bù nước cho trẻ bị tiêu chảy đúng cách đó là sử dụng dung dịch oresol. Phụ huynh cần pha theo đúng hướng dẫn trên bao bì và chỉ cho trẻ uống sau khi trẻ đi ngoài phân lỏng chứ không nên sử dụng cả ngày, vì có thể khiến trẻ bị ngộ độc muối. Những loại nước giải khát hay nước ép trái cây quá ngọt cũng không phù hợp cho trẻ lúc này.

Về chế độ dinh dưỡng, phụ huynh nên lựa chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như nấu cháo loãng với thịt nạc, ăn chuối. Không nên cắt khẩu phần các loại thực phẩm như tôm, cá, thịt, trứng, sữa của trẻ. Đặc biệt, cha mẹ không được ép trẻ ăn uống quá nhiều hay quá nhanh mà nên chia làm nhiều bữa và cho trẻ ăn cả ngày.

phu huynh nen lam gi khi tre bi tieu chay
Cháo thịt nạc là món ăn dễ tiêu hóa. (Ảnh: yeutre)

Những sai lầm phụ huynh cần tránh

Có khá nhiều phụ huynh vì nôn nóng muốn trẻ nhanh hết tiêu chảy mà tự ý mua thuốc cầm tiêu chảy về cho trẻ uống. Đây là việc không nên làm chút nào, vì dùng thuốc kháng sinh không đúng chỉ định có thể làm rối loạn đường ruột, khiến bệnh khó lành.

Bên cạnh đó, việc phụ huynh cho trẻ uống thuốc chống nôn cũng rất nguy hiểm bởi có thể gây ức chế thần kinh, khiến trẻ ngủ nhiều không nôn. Khi đó, cha mẹ nghĩ rằng con đã khỏi nhưng thực chất là bệnh nặng hơn, khiến trẻ bị mất nước nhiều, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Các chuyên gia cho biết, bản chất của tiêu chảy là do vi trùng, siêu vi tấn công và khiến ruột bị tổn thương. Việc trẻ nhịn ăn, không có đủ dinh dưỡng sẽ khiến quá trình phục hồi chậm, tiêu chảy nhiều hơn, gây suy dinh dưỡng… Phụ huynh chỉ nên tạm ngưng cho trẻ ăn những thực phẩm nhuận tràng và hạn chế đồ ăn quá ngọt…

PHÒNG NGỪA BỆNH TIÊU CHẢY Ở TRẺ

- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi hoặc lâu hơn càng tốt.

- Người chăm sóc trẻ và trẻ cần được rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn.

- Giữ gìn vệ sinh môi trường, nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi, vệ sinh nhà cửa hàng ngày, diệt ruồi.

- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: ăn chín, uống sôi.

- Bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước sạch. Dùng nguồn nước sạch để chải răng cho trẻ, khi tắm nên khuyên trẻ ngậm miệng và không nuốt nước khi tắm.

- Uống vitamin A định kỳ theo hẹn của nhân viên y tế.

phu huynh nen lam gi khi tre bi tieu chay 6 bệnh nguy hiểm dễ 'tấn công' cơ thể trong mùa hè

Mùa hè do thời tiết nắng nóng, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để nhiều loại dịch bệnh phát sinh. Tay chân miệng, đau ...

phu huynh nen lam gi khi tre bi tieu chay Phụ huynh đừng lơ là với bệnh tiêu chảy ở trẻ em!

Theo thông tin từ Bộ Y tế, tiêu chảy là một trong những căn bệnh chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất ở trẻ em ...

phu huynh nen lam gi khi tre bi tieu chay Những lưu ý khi trị tiêu chảy cấp cho trẻ tại nhà

Đa số tiêu chảy cấp ở trẻ em là do virut đường ruột. Bệnh tự giới hạn không quá một tuần.

phu huynh nen lam gi khi tre bi tieu chay Chăm sóc trẻ tại nhà khi trẻ sốt, tiêu chảy và táo bón

Biết cách chăm sóc tại nhà cho trẻ sẽ giúp trẻ đỡ mệt khi bị sốt, tiêu chảy và táo bón. Tuy nhiên, nếu triệu ...

chọn
Hình ảnh đường kết nối Hà Nội - Bắc Giang qua cầu Xuân Cẩm vừa thông xe
Tuyến đường kết nối từ nút giao Bắc Phú, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến cầu Xuân Cẩm ở Sóc Sơn, Hà Nội dài 4,2 km vừa thông xe kỹ thuật.