Phụ huynh rớm nước mắt tố cáo bữa ăn của con khiếm thị tại Trường Nguyễn Đình Chiểu

Sau khi đăng tải 2 bài viết liên quan đến việc Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Lạc Trung, Hà Nội) tăng tiền bữa ăn và một số khoản thu đối với trẻ khiếm thị, Lao Động tiếp tục nhận thêm phản ánh, với những bức xúc của phụ huynh về chất lượng bữa ăn bán trú của trường.

Sau khi đăng tải 2 bài viết liên quan đến việc Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Lạc Trung, Hà Nội) tăng tiền bữa ăn và một số khoản thu đối với trẻ khiếm thị, Lao Động tiếp tục nhận thêm phản ánh, với những bức xúc của phụ huynh về chất lượng bữa ăn bán trú của trường.

phu huynh rom nuoc mat to cao bua an cua con khiem thi tai truong nguyen dinh chieu
Một bữa sáng trị giá 12.000 đồng (chiếc bánh mỳ) và bữa trưa 23.000 đồng của trẻ em khiếm thị Trường Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội). Ảnh: phụ huynh cung cấp.

Một phụ huynh có con khiếm thị đang học trong Trường PHCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) kể: “Cuối tháng 10.2017, vì con tôi bị ốm, cháu quấy khóc nên các cô đã gọi điện bảo thu xếp đến đón cháu ra trước. Khi tôi đến trường cũng sắp đến giờ ăn trưa của trẻ khiếm thị. Nhìn suất ăn của các con mà rơm rớm nước mắt: Một phần cơm, mấy miếng đậu phụ rán, bắp cải xào và một chút thịt gì đó, khi hỏi nhân viên chăm sóc, tôi mới biết đấy là ruốc gà.

Chúng tôi đồng ý tăng tiền ăn của con từ 15.000 đồng/bữa lên 23.000 đồng/bữa để mong bữa ăn của các con đủ chất dinh dưỡng hơn. Nhưng suất ăn 23.000 đồng mà chỉ có như vậy thì không chấp nhận được”.

Vị phụ huynh này cũng đưa ra công thức nấu ăn, dinh dưỡng mà chị đã tham khảo từ các chuyên gia dinh dưỡng: “Theo đúng định lượng cơ quan y tế đưa ra cho các con tiểu học, thì 1 lạng gạo bằng 2 lạng cơm, 50-70g thịt cộng thêm trứng, cá hoặc đậu, cộng rau và canh.

"Tôi tính theo giá thị trường thì 1 lạng gạo giá 2.000 đồng (phụ huynh ước lượng 20.000 đồng/1 kg gạo - PV), cộng thêm 7.000 đồng tiền thịt (với giá 10.000 đồng/lạng thịt lợn), cộng thêm 1 quả trứng 3.000 đồng, cộng 1.000 tiền rau, 1.000 đồng tiền chất đốt, 1.000 đồng tiền gia giảm; cộng thêm 3.000 đồng nhân công. Như vậy tổng cộng là 18.000 đồng/bữa nếu nấu đủ hàm lượng dinh dưỡng như quy định.

Với 3.000 đồng nhân công/1 suất, tôi tính với 100 suất ăn và 1 ngày các cháu ăn 2 bữa chính (trưa và tối – nhiều trẻ khiếm thị ở nội trú ngay tại trường – PV), như vậy tiền nhân công lên đến 600.000 đồng/ngày.

Với 1.000 đồng tiền chất đốt, sẽ ra 200.000 đồng/ngày và 1 tháng là 6 triệu tiền chất đốt. Tôi hỏi nhà trường liệu có dùng hết 6 triệu tiền chất đốt một tháng hay không? Tương tự với tiền gia giảm, có dùng hết 6 triệu đồng/tháng hay không?" - phụ huynh này phân tích rất cụ thể.

Phụ huynh này cũng bức xúc khi bữa ăn sáng của các con khiếm thị tăng lên 12.000 đồng mà có hôm chỉ có chiếc bánh mỳ với lèo tèo vài miếng trứng mỏng.

Chị thắc mắc: "Tại sao tiền ăn tăng lên, trong khi đó qua những lần vào kiểm tra bữa ăn của con, chúng tôi thấy chất lượng không thay đổi so với trước là mấy?".

Một phụ huynh khác khẩn thiết: “Mong các cô hãy thương lấy bọn trẻ. Đẻ con ra, mắt con không nhìn thấy được, cháu khổ mà gia đình chúng tôi cũng khổ lắm rồi. Xin đừng làm các con đau yếu thêm vì những bữa ăn kém chất lượng”.

Ngày 18.12, Lao Động đăng tải bài viết Phụ huynh “kêu cứu” vì Trường Nguyễn Đình Chiểu tăng các khoản thu với học sinh khiếm thị" và "Bị phụ huynh tố, lãnh đạo Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu nói gì?", phản ánh những bức xúc của phụ huynh và lý giải của nhà trường liên quan đến bữa ăn bán trú và chính sách chăm sóc trẻ khiếm thị.

Từ năm học 2017-2018, Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu có chủ trương gộp bếp ăn và mời Cty Hương Việt Sinh vào cung cấp bữa ăn cho trẻ khiếm thị. Cũng từ thời điểm đó tiền ăn bị tăng lên, từ 35.000 đồng/ngày/3 bữa ăn thành 62.000 đồng/ngày/học sinh THCS và 58.000 đồng/ngày/học sinh tiểu học đang ở nội trú trong trường.

Trước đây, gần 200 học sinh khiếm thị trong trường có bếp ăn riêng và phụ huynh không phải đóng thêm các khoản tiền như chăm sóc nội trú, bán trú. Còn hiện tại, các cháu ở bán trú sẽ đóng thêm 50.000/tháng, ở nội trú là 100.000/tháng tiền công chăm sóc.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.