![]() |
Nỗi ám ảnh sinh con của người Trung Quốc |
![]() |
Dân Trung Quốc 'kiệt sức' vì chính sách một con |
|
Việc nới lỏng chính sách dân số tại Trung Quốc không chỉ tạo điều kiện cho nhiều phụ nữ, đa phần đang ở độ tuổi ngoài 30, vội vàng lên kế hoạch sinh thêm con, mà còn khuyến khích dòng người từ vùng nông thôn lên thành thị để trở thành bảo mẫu. Nhiều phụ nữ nghèo chấp nhận tham gia các khoá học tại trung tâm đào tạo, hay còn gọi là trường "đại học" Ayi, để có thêm cơ hội được nhận vào làm việc. |
![]() |
Sử dụng giáo cụ là búp bê mô phỏng trẻ em, học viên tại những trung tâm này sẽ được dạy cách chăm sóc và giáo dục từ sớm cho trẻ, làm việc nhà và kỹ năng nội trợ khác. Kết thúc khoá học, học viên sẽ được cung cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp để trình cho các gia đình có nhu cầu thuê bảo mẫu. |
![]() |
Chi phí mỗi khoá học kéo dài 8 ngày là 250 USD, khoản tiền không nhỏ đối với học viên vốn chủ yếu đến từ vùng quê nghèo của Trung Quốc. Tuy nhiên, một khi đã thành công, mỗi bảo mẫu có thể kiếm được 15.000 nhân dân tệ (khoảng 2.200 USD) mỗi năm, chưa kể tiền nhà và ăn uống hàng ngày được chủ chi trả. Mức lương này còn cao hơn cả lương quản lý hạng trung tại một số công ty quốc tế tại Trung Quốc. |
![]() |
Theo truyền thống của người Trung Quốc, 1 tháng sau khi sinh, người mẹ cần nghỉ ngơi trên giường. Do đó, chăm sóc em bé mới sinh và việc nhà sẽ được giao cho bảo mẫu. Trung Quốc hiện không có nhà trẻ công nhận trông coi trẻ dưới 3 tuổi, trong khi đó nhiều cặp vợ chồng vẫn phải đi làm và không có thời gian dành cho con cái. Thực tế này đang buộc nhiều gia đình phải bỏ tiền thuê bảo mẫu. |
![]() |
Wang Jiaye là bà mẹ hai con và hiện sống tại thành phố Thượng Hải. Cô thuê bảo mẫu để chăm lo đứa con thứ hai mới được ba tháng tuổi. "Không khó để tìm được bảo mẫu, cái khó là tìm bảo mẫu tốt. Phụ nữ mới sinh có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa người chưa từng và đã qua huấn luyện, nhất là trong cách chuẩn bị đồ ăn hay thái độ đối với gia đình chủ, Wang nói với Daily Mail. |
![]() |
Theo Wang, sự bất đồng về phương pháp chăm sóc con cái giữa các thế hệ ở Trung Quốc hiện nay càng khiến nhu cầu thuê bảo mẫu tăng cao. “Nhiều cặp bố mẹ trẻ không muốn trẻ bị ảnh hưởng bởi cách nuôi dạy có phần lạc hậu của ông bà, nên họ chi tiền và thuê người ngoài", cô giải thích. |
![]() |
Frances Chen đến từ Thương Hải và năm nay 34 tuổi. Cô vừa mới sinh con đầu lòng hồi tháng 6. Frances cho biết nhiều gia đình Trung Quốc thuê bảo mẫu vì việc chăm sóc con cái quá vất vả. "Nhiều ông bố bà mẹ thuộc thế hệ 8X, 9X còn không biết tự chăm sóc bản thân, chứ đừng nói đến việc chăm sóc con cái. Họ cần có người chuyên nghiệp để làm việc này. Việc thuê bảo mẫu còn được coi là một trào lưu, nên nhiều gia đình cũng cố gắng thuê lấy một người", cô cho hay. |
![]() |
Tháng 1 năm nay, Trung Quốc chính thức thực hiện chính sách 2 con. Theo đó, các gia đình mong muốn sinh con thứ hai không còn phải lo lắng về tiền phạt hay những biện pháp phá thai bắt buộc. |
![]() |
People's Daily Online dẫn số liệu từ Wang Pei'an, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Y tế và Kế hoạch hoá gia đình Trung Quốc, cho thấy chỉ trong 6 tháng đầu năm, khoảng khoảng 8,31 triệu trẻ đã chào đời, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số này, khoảng 44,6% trẻ là con thứ hai trong gia đình, tăng 6,7% so với năm 2015. |